Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Văn hóa "cá gỗ"

Rú Voi (Kỳ Anh)
Không ít người trong Hoinhammit nhà ta ra đường đời gió bụi vớ phải vài ả dăm eng nỏ phải quê choa về làm vợ làm chồng nên lâu ngày chất quê choa cũng bị mai đi mốt ít chẳng còn là bao. Đã rứa lại đẻ ra thằng cu, con bướm nơi đất khách quê người nên cũng chẳng nói được từ trọ trẹ mô cả, nghĩ mà buồn còn hơn con chuồn chuồn cắn rốn. 


Ì, thì cứ lo mà ăn nhậu suốt ngày không đoái hoài đến tổ tiên ông bà, quê hương làng xóm rồi đến cái chất quê cá gỗ cũng quên luôn thì ngày nhận phải trái đắng thật không còn xa. Đó là khi về già lụ khụ cùng mấy đứa  con cháu trời ơi nó chẳng thèm nói chuyện với bọn dân cá gỗ trọ trẹ, lúc đó có ngồi thu lu một mình nghĩ về quê nhà mà lòng đau như cắt nước mắt đầm đìa thì cũng đã muộn.

Vậy nên ngay từ bây chừ giảm ăn bớt nhậu lo mà dạy cho thằng chồng con vợ nỏ phải ở quê choa, con bướm thằng cu ở nơi đất khách về cái văn hóa "nham mít", "cá gỗ" cho nó quen dần để cuối đời khỏi phải ôm hận và có tội với cha ông vì đã làm mất đi cái gốc văn hóa "cá gỗ" ở chính trong gia đình mình.

Dưới đây là bài nhập môn văn hóa nham mít, mấy eng mấy ả về thử mần cấy coi răng hi:

Sưu tầm.

Nghệ Tĩnh choa miền trung lắm gió
Có Cửa Lò biển hát quanh năm
Cùng quê bác xứ sở nước tương
Với thanh chương, nhút mặn chua cà
Bà già con trẻ có ngôn ngữ riêng
Đứa mô chưa ghé một lần
Ráng học cho kỹ điển từ sau đây:
 
Con trâu thì gọi là tru
Con giun thì gọi là trùn đó nha
Con thì kêu con ga
Còn con cá quả gọi ra cá tràu
Con trâu lại gọi là tru
Bồ câu
thì gọi cu cu đó nà
Con ruồi lại gọi là ròi
Con troi còn gọi con giòi nhớ chưa
Con còn gọi là me
Con mọimuỗi khi nghe đừng cười
Mà cười là choa chửi thẳng tưng
Trốc cha miđầu bố mày
Mả cha là ngôi mộ của ba
Mải Ông cha mi xéoÔng bố mày cút đi
 
Muốn ở đất nghệ phải biết chuyên cần
Học nhiều từ ngữ âm vần nghe chưa
Con người thì gọi con ngài
Còn từ ni nữa nói nghe cùng rầy(ngượng)
Mà có nói thì bây mới biết
Hun – hôn, cưa – tán, váy – mấn
Môi – mui, đầu – trốc, ngứa – ngá
Sờ - rờ, nằm gọi là mớ
 
Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi lỗ to
Khủy chân thì gọi lặc lè
Cơn – cây, Chủi – chổi, gốc – cộc
Sân – cươi, đường - đàng, rú - núi
Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm
đó nghe
 
Đêm nằm nếu đói đừng lo
Nhảy vô nhà bếp tìm nồi nấu cơm
Ngọ nguậy là cái đũa bếp
Giáp đít là cái rế nồi hiểu chưa
nước – nác, đọi – bát, mươn – bàn
Nướng - náng, luộc – loọc, muối – mói
Gói – đùm, chum – vại, rổ - rá

Că.. dêquả cà dài

mắm tôm – ruốc, Thóc – ló, ngó - nhìn
Lỡ yêu ngài(người) ở đất quê choa
Thì nên chịu khó học từ nhiều mà cưa
Nhưng học ri vẫn chưa ăn thua
Cái "gầu" thì gọi cái "đài"
Ra "sân" thì bảo ra ngoài cái "cươi"
"Chộ" tức là "thấy" em ơi
"Trụng" là "nhúng" đấy, đừng cười nghe em
"Thích" chi thì bảo là "sèm"
Khi ai bảo "đọi" thì đem "bát" vào
"Cá quả" thì gọi "cá tràu"
"Vo trôốc" là bảo "gội đầu" đấy em

                     ***


Nghe em giọng Bắc êm êm

Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Khi "mô" sang "nhởi" nhà "choa"
Bà "o" đã nhốt "con ga" trong chuồng!
Em cười bối rối mà thương
Thương em một, lại trăm đường thương quê
Gió lào thổi rạc bờ tre
Chỉ qua giọng nói cũng nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét