Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Trường xưa 2 - Cầu Hố Sen

Bài liên quan: Trường xưa 1


Hoinhammit, T3/2012

Cầu Hố Sen, Kỳ Tiến. Sau lưng người chụp là một cái tràn bằng BT
Mấy hôm  trước Ban quản trị Hoinhammit cho đăng cái hình này lên nhưng mãi chả thấy ma nào buồn comment về nó, nghĩ mà buồn về sự dửng dưng về một miền ký ức cũ như vậy. Thôi kệ, cũng chẳng thể trách chi mọi người vì thời gian đã lâu và cuộc sống thì quá khắc nghiệt và vất vả, còn bao nhiêu thứ cơm áo gạo tiền thôi thúc hàng ngày nữa... Nhưng nghĩ cho cùng thì cũng không vì thế mà đánh mất một phần tuổi trẻ đời mình chơ... hay đành vậy nhể... . Chịu. Cứ để mọi người tự nghĩ lấy vậy, chỉ kể ra đây vài hình ảnh về cây cầu này cho bà con nhớ lại thôi.


Chẳng biết tự bao giờ nhưng khi lớn lên cây cầu này đã có rồi. Ngày còn nhỏ bọn nhammit vẫn thường đi qua đây. Những đứa vùng dưới thì đi theo mẹ lên chợ Voi để kiếm cái kẹo kéo, cái bánh tráng , bánh phỏng... hay khi có phiên chợ tết thì đòi bằng được đi theo mẹ để kiếm cái quần tấm áo mới. Bọn vùng trên thì ít hơn nhưng không phải không có ngang qua, chẳng hạn những phiên chợ bò tháng mở một lần nên phải đòi những con bò con trâu yêu quý của mềnh qua cái cầu này xuống chợ bán cho người ta để khi về ôm mặt khóc nức như vừa mất đi một người bạn thân thương nhất ...

Về quê (tết 2012) cứ tưởng cầu đã không còn, nhưng thật lạ bao nhiêu năm qua cái cầu này vẫn đó chẳng có gì thay đổi. Cây cầu này có lẽ là cây cầu độc nhất cả nước vì nó có cái bản mặt hình bình hành hơi khó coi  ngoài ra nó lại không có lan can bảo hộ hai bên. Ngày trước những khi mùa lũ về, nước trắng xóa cánh đồng Dồi chảy tràn qua con đường này, không riêng gì bọn nhammit mà bao nhiêu thế hệ học trò đi học (ở trường cấp III NH cũ) qua đây đều lo ngay ngáy chỉ sợ rớt xuống dòng nước lũ lúc nào không hay bởi cầu chi mà chả có lan can. 

Những ngày mưa dầm mưa dề, đoạn đường này ngập ngụa trong bùn đất rất khó đi. Nhớ có mấy thằng nhammit học đòi yêu đương sớm nên lúc nào mặt cũng vênh lên vì dẻo mỏ dụ khị được một iêm ngồi sau. Khổ thân khi đi qua đây thì cứ gọi là cong khu lên mà đạp mà gồng để đưa nàng qua bùn lầy cho tỏ vẻ ta đây đáng mặt anh hào và xứng đáng để nàng ngồi sau. Có thằng mỗi lần qua đây cứ nghe tăm xe đạp đứt pằng pằng, không có đồ thay chiều về hắn lại mải mê nối tăm (một sáng kiến vĩ đại của những người đi xe đạp trên thế giới) để sáng mai lại nhong nhong  chở nàng tới trường như chưa hề có chuyện nối tăm.

Nhà bạn AS nay hình như đã quay mặt ra đường, đoạn đường này ngày xưa thường xuyên lầy lội, bùn ngập tới ống giang rất khó đi. Bên trái là hồ nước hoa súng nở quanh năm  (hình như không thấy hoa sen)

Phía trước cầu là nhà AS, nhà iem này ở gần trường lại có mấy cây ổi nam to đùng và cả vài ba cái ấm nước chè lúc nào cũng được mẹ nàng nấu sẵn vàng sánh nên thành nơi tụ tập của bon nhammit ngày xưa. Ở nhà nàng mỗi khi lớp có việc gì đó như tập văn nghệ, lao động vào buổi chiều, đi thăm thầy cô giáo ... không ai bảo ai như đều ghé vào ăn nghiêng nằm ngả ở đây. Thậm chí mấy chàng đi tán tỉnh hoặc đi tính tản về cũng ghé vào tranh nhau ba hoa bốc phét chuyện thành tích iêu đương trong ngày...

Về quê năm nay, cây cầu vẫn còn đó, cái đập tràn vẫn còn y nguyên và cả nhà của bạn AS vẫn hướng ra đường như thể vẫn chờ đợi bọn nhammit đến tụ tập. Nghĩ mà thấy nhớ thương tuổi học trò ngày xưa. Ít bữa nữa thôi khi tuyến đường liên xã (từ Kỳ Phú - Kỳ Bắc, Phong) sẽ làm tới đây chắc người ta sẽ đập bỏ cây cầu kỳ cục này, xây lại cái đập tràn kia và sẽ có một tuyến đường mới khang trang hơn không còn lầy lội như xưa nữa. Rồi đây sẽ chẳng có chàng trai nào nai lưng ngồi nối tăm xe đạp để sáng sớm vênh mặt đến trường với một thị mẹt đằng sau như ngày xưa ...
Tất cả sẽ chỉ còn trong ký ức... Sao bọn nhammit không về nhìn lại và cảm nhận nó thêm lần nữa trước khi chỉ còn trong trí nhớ đã lụi tàn bởi rượu bia ngập ngụa hàng ngày nhể... . 

Cánh đồng Dồi trước cổng trường Cấp III cũ, ngày xưa mùa lũ nước ngập trắng xóa, có bao nhiêu nước trên thượng nguồn đều đổ về đây chảy qua tràn và cả cầu Hố Sen

6 nhận xét:

  1. Hội trưởng rỗi hơi nên mới làm ba cái chuyện tào lao! Giờ cơm áo gạo tiền ai mà nghĩ đến ba cái chuyện vớ vẩn đó nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Cơm áo gạo tiền à. Cũng có thể nhưng không phải là tất cả. Nhưng nếu chỉ có vậy như bạn dấu tên trên đã nói thì chắc phần NGƯỜI bay hết rồi và chỉ còn lại phần CON thôi, phần con nên không cần nhớ về quá khứ, về quê hương, bè bạn nữa.
    Khổ thế không biết. Kiếp trước đã làm gì để giờ đến nông nổi này. huhu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chủ nhân của cái xe đạp bị đứt pằng một cái 3 tăm vẫn còn ngồi đây, vẫn luôn nhớ đến cái ngày xưa đó. Kỷ niệm của một thời mà, ai lại không nhớ. Và nghe Hội trưởng ghi là cầu Hố Sen thì đã có thành viên chỉnh lại là cầu Hồ Sen mà. Đúng là nay cuộc sống vẫn còn bộn bề lo toan, cơm áo gạo tiền vẫn luôn là gáng nặng cho mỗi thành viên Hội nham mít, nhưng không phải ai cũng quên một thời để nhớ ấy đâu. Nhưng mỗi người đều có một cách thể hiện riêng,vẫn luôn nhớ vẫn luôn tự hào về một thời trai trẻ cho dù có người đánh giá là vênh mặt khi buổi sớm đến trường. Mình vẫn nhớ như in một câu thơ mà Hồng Lam (cấp 3 Kỳ Anh) đã viết tặng:
      Kỷ niệm chẳng là gì
      Khi lòng người muốn xoá
      Nhưng sẽ là tất cả
      Nếu lòng người mãi ghi.

      Xóa
    2. Hihi... ! Có người tự nhận luôn mềnh là sáng kiến nổi tiếng thế giới (nối tăm xe đạp) tề... Đề nghị thành viên dấu tên trên khẩn trương đăng ký bản quyền gấp gấp để đưa vào phòng truyền thống của trương Cấp III NH đơi.

      Xóa
  3. Hội trưởng Nhammit tỏ ra rành rọi việc đồng áng nhỉ, còn biết cả cái Đồng dồi nữa thì ah. Nhớ ngày xưa cứ như là công tử Bạc liêu hết lên Trường rồi lại xuống Chợ cứ nghĩ là không biết cái chi chi. Vậy mà bây chừ cứ đọc vanh vách nào là Khe nẩy,đồng dồi...

    Trả lờiXóa
  4. Nhà iem là nhà iem rất thích cái vụ nối tăm xe đạp. Nói thật từ nhỏ tới lớn chừ iem mới nghe cái vụ này. Khen cho các bác nhà nham mit trước đây thật hết sức sáng tạo và tài tình. Theo đà này thì ít bựa nựa các bác nham mit mần được tên lửa chừ. Quá giỏi... Bác mô chuyên gia nối tăm xe đạp đó nhớ phổ biến kinh nghiệm nha.

    Trả lờiXóa