Bài viết: Kiều Anh
Minh họa: Hoinhammit (sưu tầm)
Em từng thẩm thấu đủ 3 thế hệ đàn ông Việt Nam gia trưởng, nên tự thấy chán ngán, nhưng ít nhiều cũng muốn bàn về họ một lần cho xong.
Minh họa: Hoinhammit (sưu tầm)
Em từng thẩm thấu đủ 3 thế hệ đàn ông Việt Nam gia trưởng, nên tự thấy chán ngán, nhưng ít nhiều cũng muốn bàn về họ một lần cho xong.
Em mạn phép các bác chia đàn ông Việt Nam thành 3 thế hệ:
“Đàn ông tay trơn dầu mỡ” là các anh đi về sau chiến tranh,
bắt đầu cuộc sống mới trong những phân xưởng nhà máy. Những người này giờ cũng
tầm tuổi bố mẹ, chú bác em.
“Đàn ông móng tay óng sừng” là những anh chàng được nuôi
nấng trong một gia đình có kinh tế, một xã hội đang phát triển, được ăn học tử
tế. Họ, trong tương lai, có thể là chồng của chúng em.
Và cả 3 thế hệ đàn
ông này đều đáng chán. Vì sao ư? Em thử kể tội xem nhé!
Ngậm ngùi cho các bà các mẹ của em
Về 2 thế hệ giai Việt “đời đầu”, ấn tượng nhất với em là cái chi tiết đọc trong
truyện Nam Cao: “lính lệ ghẹo vợ ngay trước mặt cũng chỉ đành im thin thít mà
đi, đi một quãng thật xa rồi mới dám lẩm bẩm chửi thầm vài tiếng, còn bao nhiêu
ghen tức đành là đem về nhà trút vào má vợ”.
Thuở nhỏ, em từng chứng kiến 1 xóm có 6 gia đình, trong một buổi chiều có đến 5
ông chồng gia trưởng tạt tai các bà, oánh các bà, thậm chí tung cả mâm cơm ra
ngoài sân chỉ vì một lý do rất nhảm: Dám bật lại chồng. Cứ chiều chiều, cái xóm
lao động ấy lại xôn xao tiếng khóc lóc của trẻ con, kèm với tiếng chửi, tiếng
bát đĩa bay veo véo ra sân.
Vẫn những người đàn ông thời bố em ấy, sau giờ tan ca, họ ra quán rượu ngồi
chén chú chén anh, khí phách rất “anh hùng” mà rằng: Hôm qua tao vừa tát cho
con vợ tao vài phát; Hoặc là: Vợ tao cãi hỗn, tao đập chết ngay; … Còn những bà
mẹ có bị chồng đánh cho sưng mặt, vêu miệng thì hôm sau vẫn đi làm (nếu không
sẽ bị cắt công), ai có hỏi “mặt mũi làm sao” thì câu trả lời bao giờ cũng là
“bị ngã”.
Tan ca, những người phụ nữ ấy chạy đôn đáo đi chợ, đón con, nấu ăn, tắm giặt,
rồi dọn cơm lên mời chồng ăn. Các bữa cơm sau những trận đòn bao giờ cũng thơm
ngon hơn. Giọng nói của những người đàn bà sau những trận đòn bao giờ cũng lễ
phép hơn, nhỏ nhẹ hơn. Chỉ có điều, ánh mắt họ buồn hơn, trái tim họ co thắt
mạnh hơn.
Giai Việt hiện đại: Những sản phẩm lỗi
không thể dùng được!
Dù cái thời đàn ông thống trị đã qua rồi, nhưng thế hệ “Đàn ông móng tay
óng sừng” vẫn còn giữ được 50% tinh thần gia trưởng của cha ông.
Họ, những người đàn ông thời nay không dám oánh vợ ngay giữa sân nhà, nhưng có
dúi đầu vợ trong phòng ngủ. Họ, không ngồi khoe khoang “Tao vừa cho con vợ tao
ăn tát” nhưng lại ngồi “chém gió” phần phật với đồng nghiệp “Tao vừa ngủ với em
A, em B…” và coi đó là chiến tích bất hủ.
Họ, những người đàn ông không bao giờ động tay rửa bát đũa, cầm chổi quét nhà,
hay biết cái áo nào cần giặt, nhưng lại rất rành các dòng siêu xe nổi tiếng,
tường tận các em hotgirl và xì căng đan clip sex.
Họ, khi lấy vợ thì không biết con ỉa cứt su là gì, giặt tã ra sao, sữa cần pha
bao nhiêu độ thì đủ. Họ chỉ thích dán mắt vào game, vào tivi sau khi đi làm về
và sau bữa ăn. Mọi việc trong nhà đã có ô sin già (mẹ họ) hoặc ô sin trẻ (vợ
họ) lo lắng hết.
Họ cho mình một cái quyền: Mình là đàn ông, lo việc lớn. Họ không nhìn thấy họ
- Những sản phẩm lỗi không thể dùng được!
May mà có EM, đời còn dễ thương!
Nhưng may mắn cho họ là phụ nữ thời nay là sản phẩm ưu tú! Họ thông minh,
khôn khéo, tháo vát, kiên nhẫn và quyết đoán.
Chúng em, những phụ nữ hiện đại nhạy cảm và nhìn thấy những nhược điểm của đám
giai Việt. Phần lớn, chúng em cố gắng “sửa chữa” những “sản phẩm lỗi”, “dạy dỗ”
lại những “đứa trẻ to xác” để có thể “dùng được”, và để cho phù hợp hơn với
chính mình.
Một số chúng em có ý chí chiến đấu thấp, sợ hãi khi phải “sửa chữa sản phẩm
lỗi”. Một số ấy tìm cho mình những người đàn ông đến từ nền văn minh mới, những
người đàn ông lịch lãm, nam tính, biết trân trọng, yêu thương và chia sẻ. Giờ,
một số phụ nữ ấy vẫn rất an tâm, hài lòng với quyết định của mình.
Số khác nữa của chúng em có tính độc lập cao, coi đàn ông là “của nợ” hoặc “của
thừa”, nên từ chối đàn ông có mặt trong đời họ. Từ chối vai trò “bảo mẫu”, từ
chối cấp bậc “ô sin”, họ cho mình quyền tự do, hạnh phúc một mình. Và khi đến
tuổi có con, họ chọn phương án làm mẹ đơn thân, vì không thể chịu được một anh
đàn ông gia trưởng, hách dịch ngồi trong nhà mình, bắt mình hầu hạ hơn cả ông
bố đẻ.
Càng ngày, em càng thấy xu hướng Nữ Quyền phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Nếu
phụ nữ Việt Nam thẩm thấu mạnh tư tưởng “Sống cho mình” của phụ nữ phương Tây
hay Nhật Bản, thì em cam đoan rằng: Đám đàn ông các anh phần lớn sẽ chết già
trong trại dưỡng lão, chết già trong cô đơn mà vòng hoa viếng vẫn mầu trắng.
Thế nên, thay vào việc: Phải khóc lóc một mình trong trại dưỡng lão, em nghĩ
các anh giai Việt thời nay hãy nỗ lực trưởng thành dần đi là vừa, như vậy mới
may ra chúng em để mắt đến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét