Báo ĐĐK(25/02/2013)
Cách
đây 5 năm trở về trước, Hà Tĩnh gần như trở thành "vùng trắng” thu hút
FDI. Thời kỳ đó, chỉ cần ngó sang Nghệ An, Hà Tĩnh cứ
ao ước bao giờ được như tỉnh láng giềng. Gần đây gió đã xoay chiều, Hà Tĩnh
không những ra khỏi "vùng trắng” mà còn vươn lên nằm trong tốp dẫn đầu cả
nước thu hút được những dự án FDI.
Nói
đến thu hút vốn đầu tư của Hà Tĩnh không thể không điểm danh những đài dự án
như mỏ sắt Thạch Khê, khu công nghiệp Vũng Áng… Tuy nhiên do những khó khăn
mang tính cộng hưởng của khách quan và chủ quan, các đài dự án của Hà Tĩnh đều
gặp trắc trở, thậm chí có dự án rơi vào tình trạng tắc nghẽn. Điển hình cho
tình trạng này là dự án của tập đoàn thép Tata (Ấn Độ). Cách đây hơn hai năm,
tập đoàn thép Tata nhận được giấy phép đầu tư vào khu công nghiệp Vũng Áng với
số vốn FDI đăng ký đầu tư không những lớn nhất Hà Tĩnh mà còn thuộc loại khủng
của cả nước. Sau khi trao giấy phép đầu tư cho tập đoàn Tata, Hà Tĩnh như mở cờ
trong bụng, không chỉ lãnh đạo mà cả người dân địa phương cũng náo nức chờ đợi
một tương lai gần sẽ được "đổi đời” nhờ có đài dự án này. Đến nay, sau hơn
2 năm mong mỏi chờ đợi, đài dự án vẫn còn nằm nguyên trên giấy. Hi vọng trở
thành thất vọng.
Trước
hết cần khẳng định rằng, đại dự án này tắc nghẽn không vì đối tác nước ngoài,
nguyên nhân thuộc về… ta. Mặt bằng không được giải phóng theo tiến độ đã cam
kết, thế là đại dự án bị tắc nghẽn, cứ nằm trên giấy chờ đợi năm này qua năm
khác. Quá thời hạn quy định, dự án không bị thu hồi giấy phép bởi nguyên nhân
hoàn toàn thuộc về phía địa phương. Để thực thi đại dự án này (thuộc khu công
nghiệp Vũng Áng) tổng diện tích mặt bằng cần giải phóng lên đến 400ha, với tổng
kinh phí xấp xỉ 500 ngàn tỷ đồng (tương đương 300 triệu USD). Giải phóng mặt
bằng thuộc về trách nhiệm của địa phương. Chi phí giải phóng mặt bằng lên đến
gần 500 ngàn tỷ đồng, đây là khoản kinh phí quá sức đối với tỉnh nghèo Hà Tĩnh.
Dù rất thông cảm với khó khăn của Hà Tĩnh nhưng trung ương không thể chi ra
khoản tiền lớn như vậy để làm thay nhiệm vụ cho địa phương. Hà Tĩnh rơi vào
tình trạng tiến thoái, lưỡng nan.
Để
chia sẻ khó khăn với địa phương, chủ dự án (Tập đoàn thép Tata) đồng ý hỗ trợ bằng
cách ứng trước cho Hà Tĩnh 50 triệu USD để có kinh phí giải phóng mặt bằng.
Phải ghi nhận đó là cố gắng lớn của đối tác nước ngoài. Khoản kinh phí giải
phóng mặt bằng còn lại (lên đến 250 triệu USD) vẫn là "chướng ngại vật” Hà
Tĩnh không thể vượt qua. Để tháo gỡ khó khăn này, Hà Tĩnh đưa ra "sáng
kiến” đề nghị chủ dự án cho ứng trước 300 triệu USD, số tiền này sẽ được trừ
vào tiền thuế của những năm sau khi dự án đi vào hoạt động. Chủ dự án không
chấp nhận đề nghị của Hà Tĩnh. Phía chủ dự án nhất quyết làm đúng luật thuế của
Việt Nam .
Luật thuế quy định: các đối tượng kinh doanh (bao gồm cả chủ dự án đầu tư nước
ngoài) chỉ làm nhiệm vụ nộp thuế khi có phát sinh doanh thu thực tế. Theo đó,
tập đoàn thép Tata không và không thể chi ra 300 triệu USD (xấp xỉ 500 ngàn tỉ
VNĐ) ứng trước tiền thuế khi mà dự án chưa được giải phóng mặt bằng. Hà Tĩnh
(cũng như các địa phương khác) nên biết rằng, mình khôn khéo nhưng đối tác nước
ngoài cũng rất am hiểu luật pháp Việt Nam nói chung, trong đó có luật
thuế.
Tập
đoàn thép Tata không có ý định bỏ cuộc với đại dự án đầu tư vào khu công nghiệp
Vũng Áng. Hà Tĩnh sẽ "đổi đời” khi có thêm những dự án như vậy. Dự án này
trở thành hiện thực hay không, bao giờ được triển khai, việc đó trước hết
và chủ yếu phụ thuộc công việc giải phóng mặt bằng của địa phương (với
tổng kinh phí lên đến khoảng 500 ngàn tỷ đồng).
Bá Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét