Đào Tuấn
Những cô gái Nga vừa “thả rông” vòng 1 đi đi lại lại trên một
con đường vùng Volodarsky, Nga để kêu gọi các tài xế đi đúng tốc độ. Những tài
xế đi ngang, hẳn nhiên sẽ giảm tốc độ, nhưng có lẽ, không phải để nhìn những tấm
biển báo tốc độ mà để ngắm những thứ sau tấm biển đó. Chuyện này chẳng lạ. Những
người quan tâm đến chính trị chắc sẽ nhớ đến các “cô gái Femen”. Còn cư dân mạng,
chắc cũng chẳng lạ những chiêu trò “troll kiểu Nga”. Ở Nga, ở Châu Âu, ở đâu
cũng vậy, phiên theo quan điểm Phật giáo, vòng 1 âu cũng chỉ là cái túi da đựng
sữa mà thôi.
Có thể, nhiều người Nga vẫn sốc, vẫn “gạch đá”, vẫn không thể chấp nhận, thậm
chí coi đó là một sự nhố nhăng kệch cỡm. “Liên Xô không có sex”- từng là lời tự
trào đầy khôi hài và nhạo báng về một thời kỳ trên đường phố chỉ tồn tại bức
tranh cổ động khổ lớn với “phụ nữ cằm vuông gặt lúa mì”, tình dục bị coi là nhạy
cảm, cấm kỵ, “công chúng dường như vô tính” và bản năng tình dục được coi như một
điều đáng xấu hổ. Nhưng rõ ràng, “sự tự do nhất định” của những vòng 1, ở một đất
nước vẫn được Phương Tây coi là chưa thực sự có một cuộc cách mạng tình dục,
cũng khiến cho những ánh mắt, rất phổ biến, không quá chòng chọc lỗ mãng trước
những bầu ngực phụ nữ.
Quan niệm xã hội có thể thay đổi đôi khi chỉ bắt đầu bằng một vòng 1 thả rông,
cũng như cuộc cách mạng tình dục ở Châu Âu đầu thập niên 60 của thế kỷ trước bắt
đầu bằng sự xuất hiện của những… viên thuốc tránh thai.
Bà Tưng |
Nhưng liệu điều gì sẽ xảy ra khi những cô gái Việt Nam , như Bà Tưng chẳng hạn, “thả
rông vòng 1 để đảm bảo an toàn giao thông”?
Không khó để nhận ra. Bà Tưng hẳn nhiên sẽ vi phạm các quy định về an toàn giao
thông. Gây mất trật tự công cộng…
Những cái lỗi giả sử, bắt đầu bằng một tình huống giả sử đó, ngoài hành vi, còn
có một nguyên nhân khác là định kiến xã hội.
Cũng hôm qua, trong khi những cô gái Nga thả rông vòng một để kêu gọi thực thi
Luật Giao thông, thì ở Việt Nam, một trường học đã “mời ra khỏi lớp” cả trăm học
sinh vì “mặc quần ống hẹp”.
Thật kỳ lạ. Theo quy định, học sinh của trường phải mặc quần ống rộng “hơn 20
cm”. Hơn 20 cm, độ rộng đủ khiến ống quần trở thành một cái bẫy người. Hơn 20 cm có
nghĩa nó xòe như miệng loa. Hơn 20 cm nó là cái ống loe. Và chỉ vừa “hôm qua”, ống
loe có nghĩa là phải… rạch bỏ.
Bạn thấy không. Loe hay bó, rộng hay hẹp.
Trên Tuổi trẻ, một vị PGĐ Sở Giáo dục giải thích việc quy định cái ống quần là
do “Nhà trường thống nhất với hội phụ huynh học sinh”.
Gần 100 teen Trường Cờ Đỏ - Cần Thơ mặc quần ống hẹp bị tuýt còi rời lớp về thay ống rộng |
Học sinh Việt thì không được mặc quần bó. Cũng như việc một “cặp chân cong như
cái đòn gánh, phần cổ chân lại to hơn phần bắp, đi tất dày mà vẫn trông rõ cả
những đường gân to tướng” đề xuất “phải cấm các nữ sinh (Thổ) đi bít tất ni
lông”.
Ơ, thế ra Axit Nexin viết “Hội nghị phụ huynh” lấy thực tế từ Việt Nam!
Cũng có lý nếu như các vị phụ huynh ở Cờ Đỏ, Cần Thơ đồng ý với quy định “quần ống
hẹp” với lý do muốn bảo vệ con mình khỏi sự sexy không cần thiết. Rằng nữ sinh
thì không thể váy ngắn, tóc đỏ tóc xanh. Rằng phải thế này thế kia.
Có lý, bởi ngay cả cuộc cách mạng tình dục ở Châu Âu tới giờ vẫn còn là chủ đề
gây tranh cãi. Michel Djezinski, nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng “Hạt cơ
bản” đã nói về sự nhạt nhẽo, chán ngắt, tồi tệ, và thô kệch hậu quả của cuộc
cách mạng tình dục những năm 60-70, rằng: Tình dục đã trở nên thảm hại.
Có lý, bởi ở Nga, ở Châu Âu, hay ở đâu cũng vậy, sự trong sáng của những nữ
sinh luôn được giữ gìn. Và giữ gìn đầu tiên là từ manh áo tấm quần.
Nhưng giáo dục không có nghĩa là phải có một quy định y như một quy phạm hành
chính cấm đoán. Giáo dục, không có nghĩa là phải quy định đến độ rộng của cái ống quần. Và giáo dục lại càng không thể là giữa giờ học buộc các em phải về nhà….thay quần.
Tháng trước bốn Hoa hậu Mỹ đã cùng nude để bảo vệ động vật |
Cái quần bó nữ sinh hay vòng 1 thả rông của Bà Tưng luôn trở thành đề tài nhạy
cảm, luôn trở thành một chủ đề tranh luận một cách không cần thiết, chung quy
là bởi những định kiến xã hội vẫn đang tồn tại quá nặng nề. Một thứ định kiến
giống y câu chuyện “Liên Xô không có sex”: “công chúng dường như vô tính”.
Trong siêu phẩm 2012, trong một ngôi chùa hẻo lánh trên đỉnh Hymalaya, một nhà
sư Tây Tạng, trước sự hoài nghi và hoang mang của người đệ tử là Rima, đã rót
cho anh một ly trà cho đến khi nó tràn ra ngoài. Ông nói với Rima rằng: “Giống
như ly trà này, tâm con đã đầy những định kiến, và phán xét. Muốn thấy được ánh
sáng trí tuệ, thì trước tiên con phải làm cho ly nước của con trống rỗng đã”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét