Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Hội chứng tự vả

Hoinhammit, 3/9/2013
Hết Cuốc Khánh rồi, nghỉ hè, nghỉ lễ ăn nhởi ngơ ngẩn trời đất rồi nay vô việc thôi. Ấy là nói bọn con nít nhà nhammit nay bớt ăn bớt chơi để bắt đầu một năm học mới chơ còn mấy ku và những mẹt thì vẫn cứ phải ăn chơi đều đều. Hai phần ba đời rồi, không ăn nhởi vài méng coi chừng chết xuống âm phủ bị quẳng vô vạc dầu vì cái tội hổng chịu ăn nhởi trên trần gian thì nhục lém.

Nói thía thôi chơ tụi nhỏ vô học thì cũng là lúc các mẹt&ku bắt đầu vào đường đua chạy cho cà sà cả xuống trục cúi. Bọn nhớn chút có thể tự lo được còn đỡ chứ mấy cái đứa mới vô lớp một là nhọoc hết sức mệt. Những buổi học đầu tiên còn vất vả hơn bội phần vậy nên càng làm cho phụ huynh căng thẳng hơn. Việc giận cá chém thớt, phụ huynh cha và phụ huynh mẹ vả vào nhau vài phát cho đỡ tức cũng là chuyện rất bình thường như cân đường hộp sữa, thậm chí là một liệu pháp tâm lý giảm xì-trét hiệu quả nhất (Bác sĩ tâm lý khuyên dùng liệu pháp này).
Tuy nhiên các mẹt & ku hổng nên quá lo lắng để rồi dùng quá liều "vả" dẫn đến nướu răng lộn lạo và có khả năng nhờn thuốc là hết sức không nên. Với lị nếu "vả" thường như thế thì rất dễ xa nhau, vậy nên phải hết sức bình tĩnh. 

Đơn cử mới hôm qua, Bịnh viện Tâm thần TW 2 (ở Biên Hòa) đã tiếp nhận một ca hiếm gặp đó là một nữ phụ huynh liên tục tự vả vào mặt mình với tần suất cả trăm lầm trên phút. Theo bác sỹ thần kinh, nguyên nhân vì do quá muốn con đọc thông viết chữ đẹp trước khi vào lớp một trong khi bé chỉ mới a bờ cờ. Việc này làm nữ phụ huynh cảm thấy quá áp lực cộng với việc có tiền sử bênh ức chồng nên đã phát điên với suy nghĩ mọi thứ đều do mình gây ra nên đã tự vả mình như là một cách tự xử.

Để tránh việc tự xử xảy ra các ku&mẹt phải hết sức lưu ý và tự phòng tránh cho mình bằng cách trang bị thêm các kiến thức để cùng các bé đến trường thật vui vẻ. Dưới đây là trích đoạn bài viết về một vài ý kiến liên quan đến việc viết chữ đẹp, bà con tham khảo nhé:

Theo các chuyên gia, không nên không yêu cầu tất cả học sinh phải viết chữ đẹp mà điều quan trọng nhất là dạy các em viết đúng chính tả. Việc trẻ em viết chữ xấu không phải là quá nghiêm trọng. Ngay cả giáo viên không phải ai cũng viết được chữ đẹp, nên yêu cầu hay bắt buộc trẻ phải viết đẹp là không đúng.
Cũng theo Th.S Phạm Mạnh Hà (PGĐ trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lý, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội), viết chữ đẹp chỉ nên coi là một hoạt động trợ giúp, mang tính chất ngoại khóa. Trẻ thích đi học thì sẽ cho đi, bởi bản thân việc viết chữ đẹp không phải hoàn toàn có hại. Tuy nhiên việc viết chữ đẹp trong thời đại ngày nay là không thực sự cần thiết. Giờ, việc ngồi nắn nót theo từng đường nét chữ sẽ khiến trẻ không để tâm, không viết kịp bài trên lớp.
GS Hồ Ngọc Đại, chuyên gia giáo dục thực nghiệm, nguyên Giám đốc trung tâm giáo dục thực nghiệm, Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, việc viết chữ đẹp không bắt buộc, chỉ cần viết đúng và chữ thuần Việt. Dạy học sinh biết viết là nhiệm vụ của nhà trường chứ không phải việc của các trung tâm luyện chữ đẹp. Chỉ nên khuyến khích học đối với những em có hoa tay. Để trẻ được học cái chúng thích là một sự giáo dục lành mạnh. Đừng coi “vở sạch chữ đẹp” là yêu cầu bắt buộc để học sinh bị áp lực về tâm lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét