Núi Voi - Đôộng Voi |
Từ ngày xửa ngày xưa địa danh "Voi" quê choa đã rất nổi tiếng từ miền ngược xuống miền xuôi. Thậm chí nó còn đi vào thơ ca qua những câu ví câu hò đậm chất Kỳ Eng. Ví như câu ca dao mà phần đông ngài Kỳ Eng quê choa ai cũng biết, biết rồi lại cãi nhau ỏm tỏi bất phân thắng bại về vài từ đồng âm khác nghĩa rất thú vị như:
"Nhất cao là núi Hoành Sơn
Lắm hươu Bàn Độ, to l** chợ Voi"
Chữ "l" có một chữ "l" nhưng để hiểu rõ từ "l*" này bạn phải gặp ngài chợ Voi xưa để tận tường ý nghĩa. Nhưng nghe bẩu phần đông các mệ ở xứ đó phản đối nhiệt tình khi giả thuyết đó là chữ "lườn" và nhất thiết đề nghị phải hiểu là chữ "l" khác mới nêu nổi bật được đặc trưng ngài chợ Voi quê mệ. Hehehe... chắc nhiêu đó cũng quá đủ để làm một đề tài ngâm cứu văn học dân gian cấp nhà nước đó nà...
Hay có câu như sau:
Lại nói trong một lần hát ví đối đáp giữa O Nhẫn và cụ Cả Trạch đã được lưu truyền trong dân gian cho đến tận bi giừ thì có đoạn như ri:
Chợ Voi mang tiếng đã lâu
Xích ra tý nữa chợ Cầu to hơn
(hoặc: Nếu đem so sánh chợ Cầu to hơn)
Có người nói đây là câu ca dao bàn về bánh tráng. Bánh tráng chợ Voi vốn nổi tiếng trong vùng vì vừa dày vừa to và rất ngon nhưng nếu đem so với béng của chợ Cầu (Cẩm Xuyên) thì vưỡn chưa ăn nhằm chi cả. Tuy nhiên lần này vưỡn là các mợ các mệ chợ Voi, những người nhiệt liệt phản đối cách hiểu này. Ý các mệ là béng tráng chợ Voi thì khỏi bàn rồi và hai câu trên thì hoàn toàn không nói chi đến chuyện bánh trái mà ý muốn nói tới những cái sâu xa chẹp chẽ hơn nhìu. Mà nói đến chuyện gì, cấy chi thì các con giời tự đi mà tìm hiểu lấy he. Hhhhehe...Lại nói trong một lần hát ví đối đáp giữa O Nhẫn và cụ Cả Trạch đã được lưu truyền trong dân gian cho đến tận bi giừ thì có đoạn như ri:
Cụ Cả Trạch:
Bây giờ anh nói với thuyền quyên
Anh con quan phủ Triệu ở miền chợ Voi
O Nhẫn:
Chữ rằng trạch bất xử lân
Cớ sao quan phủ Triệu sao lại ở gần chợ Voi
Cụ Cả Trạch:
Mạc phi vương thổ, vương dân
Cho nên quan phủ Triệu mới ở gần chợ Voi
Chợ Voi có tiếng lâu rồi
Thiếu chi người gần gũi, thiếu chi người vào ra
Chắc em chưa biết nghĩ mà
Tháng chín, mười phiên chợ hỏi em xa hay gần
O Nhẫn:
Phượng Hoàng thì có điểu
Tuần tượng thì có voi
Anh về dở sách mà coi
Voi chi nằm hạng tứ
Cụ Cả Trạch:
Voi tuy nằm hạng tứ
Voi lại được vua dùng
Khi đánh bắc dẹp đông
Ai kể chi đến điểu
Voi có bành có kiệu
Voi có ngọc có ngà
Khi voi thả vòi ra
Phá đồn trong cũng dẹp
Đánh đồn ngoài cũng dẹp
(Trích: Kẻ Dua - Đan Dua vùng quê ví dặm, NXB Văn học 2006)
Đó là chuyện xưa chứ còn bi chừ xứ Voi nổi tiếng gấp ngàn lần rồi, từ nam ra bắc ai ai cũng phải "Ồ" "À" bla blô xuýt xoa sương sướng đến tê lòng khi nghe nhắc đến xứ Voi quê miềng. Huhu, vừa sướng vừa ức mần sao răng ý.
Bạn thắc mắc và xót xa cho cái sự nổi tiếng không mấy mong muốn ấy nhưng bạn có ý thử tìm hiểu về nó không. Hãy thử một lần trèo lên đến tận đỉnh núi Voi ngắm nghía kỹ cái hòn đá Voi trên cao chót vót và là biểu tượng của cả xứ Voi quê mềnh, chắc rằng bà con sẽ hiểu được phần nào tại sao cái xứ mềnh thời nay nó nổi tiếng đến vậy.
Còn bi chừ thì bà con bớt chút thời gian ngắm nghía biểu tượng quê miềng qua ảnh he.
Bài liên quan 1: Chào tân niên
Bài liên quan 2: Tết quê choa Kỳ Anh xưa
Bài liên quan 3: Kỳ Anh tết Quý Tỵ
Bài liên quan 4: Quê eng hùng
Bài liên quan 5:"Động Voi"/ 2 giờ đỏ mặt ở Voi
Bỉu tượng hòn đá Voi từ xa xa |
Và đây là cận cảnh, hehehee... nhìn rất chủ nghĩa ... Phồn Thực. |
P/S: Để cập nhật thông tin về Hoinhammit nhanh nhất, bà con hãy like qua địa chỉ: facebook.com/Hoinhammit
Nhìn cũng hoành tráng nhưng chịu không nổi nhiệt hay sao mà nứt toe toét rồi hẹ
Trả lờiXóaChính xác. Nghe các cụ kể ngày trước hòn này rất mượt và hoành tráng lém. Từ ngày xuất hiện phố Vẫy đến chừ tự dưng toét toe ra. Không hiểu tại sao nữa. !!!
Trả lờiXóa