Hề hề, toàn là dân giỏi cả thôi... |
Lê Minh Sơn cho biết, từ
trước tới nay, trong chuyện học hành, anh không bao giờ tạo cho con áp lực.
Anh cho rằng: “Môi
trường giáo dục ở Việt Nam không phản ánh đúng thực chất năng lực của
học sinh. Một đứa trẻ nhiều năm là học sinh giỏi không có nghĩa là giỏi. Ngược
lại, một đứa trẻ đứng “đội sổ” thì không có nghĩa khi ra đời nó sẽ không có
thành công. Như con trai tôi chẳng hạn, năm vừa rồi đứng vị trí thứ 55, mà lớp
có 57 học sinh. Khi biết điều này, tôi đã vỗ tay chúc mừng con”.
Lý giải về điều này, Lê
Minh Sơn nói: Học sinh giỏi ở giáo dục Việt Namhiện nay là bởi vì chúng đã
làm đúng theo những gì giáo viên dạy. Nếu làm ngược lại thì sẽ bị coi là thiếu
kỷ luật, là hiểu không đúng bài… Chỉ cần vào lớp và nhìn thấy cô giáo cầm thước
gõ lên bàn là học sinh răm rắp “chúng em chào cô ạ”. Nếu không chào thì bị nhắc
nhở, thậm chí phạt. Lẽ ra phải khen mới đúng chứ? Vì sao? Vì nó đã dám làm điều
khác biệt với người khác. Nhưng trong môi trường giáo dục nặng thành tích hiện
nay không khuyến khích những cá nhân có suy nghĩ, hành động khác biệt. Như thế
thì lấy đâu ra sự sáng tạo? Con trai của tôi học không giỏi nhưng tôi biết, con
không phải là một đứa trẻ kém. Điều đó mới là quan trọng”.
Tuy nhiên, nhạc sĩ này
lại không ủng hộ việc cho con học ở trường quốc tế để con cái được hưởng một
nền giáo dục không bị áp lực. Anh cho rằng, rất nhiều người nhầm lẫn rằng, để
con được giáo dục tốt là phải học ở một ngôi trường tốt, một giáo viên tốt. Tôi
không nghĩ vậy. Một đứa trẻ trưởng thành như thế nào là phụ thuộc vào nền tảng
gia đình, văn hóa và truyền thống của ông bà, cha mẹ mình.
Xung quanh câu chuyện
toàn học sinh giỏi ở các trường tiểu học hiện nay đang khiến cho khá nhiều cha
mẹ và các nhà giáo dục lo ngại, khiến cho danh hiệu học sinh giỏi không còn giá
trị như vốn có của nó. Một học sinh lớp 4 kể rằng, khi thi học kỳ cuối năm, do
một bạn không thể tham gia đợt thi nên nhà trường phải tổ chức đợt thi riêng.
Cô giáo đã dặn các bạn trong lớp: "Hãy giúp bạn làm bài để được học sinh
giỏi nhé”. Với cách thức giáo dục này, chắc chắn học sinh sẽ thấy rằng, chẳng
cần cố gắng nhiều mà vẫn được học sinh giỏi thì cần gì phải học nữa?
Nhân tài như gió lá mùa thu nha ... Mấy chú TQ mà nhìn thấy bảng thành tích này thì đảm bảo chạy mất dép ngay |
Cách đây ít hôm, trên
các trang mạng và facebook truyền nhau về bài văn tả ông bố lười của cậu học
sinh lớp 2 ở trường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội khá hồn nhiên, nói đúng sự thật về
ông bố chứ không viết theo mẫu mà cô giáo hướng dẫn ở lớp. Tuy nhiên, ban đầu,
cậu bé này cũng có bài văn tả về bố với các đức tính khá đẹp: “Bố em là giảng
viên, làm kinh doanh và lãnh đạo công ty. Mỗi sáng em được bố đưa đi học và khi
trở về nhà bố tắm cho em”. Nhưng bố của cậu bé này là anh Đỗ Mạnh Hà đã có cách
nghĩ khác hẳn với nhiều bậc cha mẹ là khuyến khích con nói đúng sự thật về bố
với những tật xấu. “Bố không phải là người thường xuyên tắm cho con. Con nhìn
thấy thế nào thì hãy viết như vậy, không là… điêu đấy”. Kết quả là cậu bé này
đã tả rất trung thực: "Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng
ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy”… Điều này khiến anh Đỗ Mạnh
Hà thấy vui hơn vì con đã nói đúng sự thật.
Trên facebook thời gian
này cũng tràn ngập các chia sẻ, hình ảnh chụp bảng điểm của con cái với toàn
điểm 10. Dù biết rất rõ đây là điều không phản ánh đúng thực chất nhưng họ vẫn
cảm thấy rất tự hào và buồn nếu chẳng may con chỉ được điểm 8 (điểm 8 thì chỉ
được học sinh khá). Tâm lý này của cha mẹ, cộng với cách đánh giá năng lực của
giáo viên dựa vào số lượng học sinh giỏi chính là hậu quả của việc một lớp học
chỉ có vài học sinh khá như hiện nay. Tham gia một cuộc họp phụ huynh ở trường
của con mình mới thấy, các giáo viên đều hiểu rõ đây chỉ là “bệnh thành tích”.
Một mặt vẫn công bố bảng
điểm đẹp như tranh nhưng mặt khác, giáo viên cũng “cảnh báo” với cha mẹ học
sinh rằng, điểm số này không phản ánh đúng thực chất nên cha mẹ không nên lấy
đó là tiêu chuẩn đánh giá năng lực của con. Bởi vì hơn ai hết, giáo viên cũng
là người có con, là người sâu sát và hiểu rõ thực lực của học sinh nhất. Nhưng
vì “phong trào”, họ khó mà vượt qua khỏi tấm “barie” cố hữu của ngành giáo dục.
Chính vì thế, để thay
đổi “căn bệnh thành tích” này phải bắt đầu từ chính những quyết sách, những
nhìn nhận từ góc độ quản lý của ngành giáo dục.
Theo T.H
Gia đình và Xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét