Hoinhammit, 23/3/2011
Mấy bữa nay bọn nhammit BD nhậu suốt, nhậu vào rồi lại cãi nhau váng hết cả đầu vì chẳng hiểu sao tự dưng bác # (Thăng) đùng
đùng trình ban hành một lúc mấy loại phí cho xe. Chưa dừng ở
đó, mới đây bác lại còn đề xuất tăng thêm 5% cho bà con nhảy lưng tưng
chơi. Ui trời! Cứ nghĩ cái xe phải chịu đựng gần những 3 loại thuế và
7 loại phí để được lưu hành trên đường thì thật khâm phục các chuyên
gia "keo cấp" ở bộ bác #. Thực sự họ là tài năng của đất nước khi đã nghĩ ra được nhiều loại phí đến vậy.
Cãi nhau chán cả bọn lại hỏi nhau nếu tụi mình mà ở bộ phận tham mưu của các bộ thì sẽ tham mưu được cái gì hay ho hơn mấy cái phí của bộ bác # không. Và sau một hồi nhậu nhẹt lè phè mỗi thằng nghĩ ra được một đề xuất rất chi là hay. Cụ thể những đầu óc toàn rượu chuối hột, thịt chó và mắm tôm đã xuất thần phát minh ra được mấy cái ý tưởng như này đây:
Cãi nhau chán cả bọn lại hỏi nhau nếu tụi mình mà ở bộ phận tham mưu của các bộ thì sẽ tham mưu được cái gì hay ho hơn mấy cái phí của bộ bác # không. Và sau một hồi nhậu nhẹt lè phè mỗi thằng nghĩ ra được một đề xuất rất chi là hay. Cụ thể những đầu óc toàn rượu chuối hột, thịt chó và mắm tôm đã xuất thần phát minh ra được mấy cái ý tưởng như này đây:
1. Đề xuất với Bộ TN & MT:
Phí thở:
Hiện nay nhà nước ta đã có hàng loạt luật và thuế, phí ... cho các hoạt
động liên quan đến khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước ...
nhưng thật kỳ lạ là chưa hề có một loại thuế hay phí nào cụ thể cho
nguồn tài nguyên không khí. Để xảy ra điều này là do chúng ta vẫn coi
không khí là tài nguyên vô hạn nhưng sự thực hiện nay không khí đang bị ô
nhiễm nặng và chúng ta cần chi phí để cải thiện nhằm đưa đến chất lượng
không khí tốt hơn. Không khí thì ngày càng ô nhiễm nhưng mọi người vẫn
cứ vô tư hít thở như hít của chùa vậy. Không thể có chuyện như thế trong
thời buổi kinh tế thị trường này được. Dân không làm gì để cải thiện
không khí, nhà nước cũng không thể bỏ tiền ra để thực hiện điều này, vậy
nên hết sức cần thiết để đưa ra một loại phí có thể gọi là phí thở để
thu hàng tháng.
Y
khoa hiện đại đã chứng minh rằng chưa có người nào nhịn thở mà vẫn sống
được do đó đối tượng thu của loại phí này sẽ là tất cả các cư dân đang
sinh sống trên toàn lãnh thổ Việt Nam (nên miễn trừ cho khách du lịch
nước ngoài hoặc các nhà ngoại giao).
Phí tiểu đại tiện:
Môi trường sống đang bị đe dọa rất nghiêm trọng đặc biệt là các nguồn
nước ngọt, người ta ước tính nếu theo đà này thì trên thế giới sẽ có 3/4
dân số thiếu nước ngọt để dùng vào năm 2050. Thậm chí như ở Viêt nam
một đất nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt thì điều đó càng xảy ra
nhanh hơn. Nổi lên trong các năm qua là ô nhiễm nguồn nước trong đó hàng loạt những dòng sông bị bức tử bởi ý thức của con người. Nhà
nước đã ban hành nhiều luật lệ và thậm chí vừa rồi còn lập cả một bộ
phận cảnh sát môi trường để nhằm bảo vệ môi trường sống được tốt hơn.
Nhưng vẫn đề này vẫn chưa hiệu quả và cũng chỉ mới hạn chế được các nhà
máy, khu vực sản xuất xả thải. Còn đối với các cư dân thường xuyên xả
thải hàng ngày qua các bồn cầu chủ yếu một đến hai ngăn không hề lắng
lọc trước khi thải ra môi trường thì chưa được quan tâm. Vậy nên để
tránh có thêm những dòng sông chết như Thị Nghè (TP.HCM) hay Tô Lịch
(HN) và đảm bảo chất lượng môi trường sống, chính phủ nên tổ chức thu
phí xả thải của con người và tạm gọi loại phí này là "phí tiểu đại
tiện". Mọi người đều phải ăn, uống để tồn tại và phải ỉa, đái ra để sống
(nếu không ỉa hay đái được ắt chết) vậy nên phí sẽ phải thu định kỳ cho
tất cả mọi người từ thành phố đến nông thôn. Đối với vùng nông thôn có
thể có mức phí thấp hơn vì tiểu đại tiện ở vùng nay đôi khi lại có lợi
cho sản xuất nông nghiệp.
2.Đề xuất với Bộ LĐTB & XH:
Phí yêu: Phải
thực hiện phí này ngay bởi những bọn người đang yêu đương là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, chúng đang làm cho mọi
chuyện trở nên rối tung lên và xã hội phức tạp hơn bao giờ hết. Những kẻ
đang yêu sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể hoặc thậm chí không thể để
thể hiện tình yêu của mình. Điều này có phần tích cực nhưng nói chung là
rất rất tiêu cực bởi nó làm cho mọi việc không còn theo trật tự cũ nữa
và như thế sẽ xảy ra niều vấn đề phức tạp mà các nhà quản lý hết sức đau
đầu. Chẳng hạn nó làm cho tỷ lệ sản phẩm hỏng gia tăng vì người lao
động không thể tập trung khi yêu dẫn đến lãng phí và kém hiệu quả, nền
kinh tế bị trì trệ. Hay bọn thất tình có thể liều mạng làm những điều
dại dột và gây nhiều hiệu ứng không tốt cho xã hội hoặc bỏ bê công việc
làm giảm sút năng suất lao động. Ngoài ra phải thu phí luôn cả bọn không yêu
vì bọn này cũng chả hay ho gì hơn bởi thái độ dửng dưng bất cần đời và
không có động lực phấn đấu sẽ làm cho xã hội ngày càng đi xuống. Nói
tóm lại là phải tiến hành thu phí ngay cho tất cả người dân những
người đang iu, chưa iu và sẽ iu hoặc không bao giờ iu ...
Phí ngủ:
Một xã hội hiện đại và phát triển là một xã hội luôn vận động và không
ngừng vận động ở cường độ cao. Để thực hiện được điều này thì mỗi người
trong xã hội đó đều phải vận động không ngừng thay vì suốt ngày nằm ngủ
khò khò tít xơ mít. Theo nghiên cứu của tổ chứ Y tế thế giới WHO thì
trung bình mỗi người dân ở các nước phát triển chỉ ngủ 6 giờ mỗi ngày
trong khi số liệu thống kê cho thấy Việt Nam là 11giờ 30 phút mỗi ngày.
Chỉ nhiêu đó đã đủ nói lên tình trạng lãng phí sức lao động dẫn đến kìm
hãm sự phát triển của đất nước trong khi chúng ta đang quyết tâm xây
dựng đất nước thành một nước cơ bản công nghiệp vào năm 2020. Từ các
phân tích sơ bộ nói trên cho thấy chúng ta phải tổ chức thu ngay một
loại phí cho những người đang sử dụng hơn 6giờ trong ngày cho việc ngủ.
Số tiền này sẽ được đầu tư vào việc hiện đại hóa công nghệ, áp dụng công
nghệ mới vào sản xuất để bù lại vệc giảm sản lượng do những người lười
biếng và thích ngủ. Dự kiến phí này có thể thu được số tiền tương đương
phí lưu hành đường bộ do Bộ bác # đang áp dụng vào 1/6 tới. Và địa
phương có mức nộp cao nhất chính là tỉnh Hà Tiện một vùng có truyền
thống thích ngủ, ngủ nhiều, ngủ vì chỉ đơn giản là ngủ cho đã, ngủ vì
chẳng có việc gì để làm hay có khi ngủ cho qua cơn đói vì không có cái
gì để ăn.
Phí bái bai cuộc sống:
Xã hội phát triển ngày nay đã tạo một áp lực rất lớn lên con người, con
người thường cảm giác quá sức chịu đựng và luôn luôn có xu thế muốn từ
bỏ mọi thứ để được thoát ra những áp lực quá nặng nề của cuộc sống. Họ
chọn nhiều cách như đi tu, ngồi thiền, yoga... những hành vi này không
ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến xã hội, thậm chí nó còn làm cho tươi đời
đẹp đạo. Tuy nhiên có rất nhiều người muốn tìm đến cái chết như là một
sự giải thoát và đây là cách để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.
Nói thẳng, điều này hoàn toàn không thể chấp nhận vì một người đang
sống lại không thiết sống, không yêu bản thân mình mà ngược lại tìm cách
hủy hoại sự sống của bản thân cho đến chết tỷ như mặc váy nhảy sông hay
cầm kim chích vào mông, v v ... Có thể nói họ quá vô trách nhiệm trước
khi tìm đến cái chết vì không nghĩ tới công sức, chi phí giáo dưỡng của
gia đình và xã hội chưa kể để lại tổn hại tinh thần, vật chất cho người
sống. Nói chung họ nhất thiết không được chết vì phải sống để duy trì sự
sống, duy trì nòi giống và phải thực hiện nhiều nghĩa vụ khác của một
con người. Còn giả dụ nếu họ muốn chết và nhất quyết đòi chết thì phải
nộp một khoản lệ phí nào đó để được chết.
Có thể Bộ LĐTBXH nên đưa ra mức phí này thật cao mà không cần trưng cầu ý dân như bộ Bác # để thức tỉnh những người có ý nghĩ tiêu cực nhằm tránh và giảm việc tự tử như là vẫn nạn hiện nay xuống mức thấp nhất. Mặt khác để tránh thất thu vì những ý nghĩ bái-bai bất ngờ chợt đến với con người thì nên thu phí này qua các kỳ lương hàng tháng. Nhằm thể hiện tính nhân văn của nhà nước ta, bộ LĐ cần có chính sách rằng nếu đến cuối đời một người nào đó không để xảy ra hành vi bái-bai sẽ được nhà nước hoàn lại 7/10 tổng số tiền người đó đã nộp trong đời ngay khi họ đang hấp hối chuẩn bị bước sang thế giới bên kia. Việc này nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng như thế lại bảo toàn được phí đã thu và mang lại chút niềm vui cho mọi người trước lúc đi xa cũng như thể hiện được truyền thống coi nghĩ tử là nghĩa tận của dân tộc ta.
Có thể Bộ LĐTBXH nên đưa ra mức phí này thật cao mà không cần trưng cầu ý dân như bộ Bác # để thức tỉnh những người có ý nghĩ tiêu cực nhằm tránh và giảm việc tự tử như là vẫn nạn hiện nay xuống mức thấp nhất. Mặt khác để tránh thất thu vì những ý nghĩ bái-bai bất ngờ chợt đến với con người thì nên thu phí này qua các kỳ lương hàng tháng. Nhằm thể hiện tính nhân văn của nhà nước ta, bộ LĐ cần có chính sách rằng nếu đến cuối đời một người nào đó không để xảy ra hành vi bái-bai sẽ được nhà nước hoàn lại 7/10 tổng số tiền người đó đã nộp trong đời ngay khi họ đang hấp hối chuẩn bị bước sang thế giới bên kia. Việc này nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng như thế lại bảo toàn được phí đã thu và mang lại chút niềm vui cho mọi người trước lúc đi xa cũng như thể hiện được truyền thống coi nghĩ tử là nghĩa tận của dân tộc ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét