(PTTH Nguyễn Huệ) - Hơn 30 năm công tác trong nghành GD với sự nỗ lực phấn đấu, sự cống hiến về trí tuệ, về sức khoẻ cho sự nghiệp trồng người, rồi đến lúc ba thầy cũng được nhận quyết định nghỉ hưu. Chiều nay thứ 7 ngày 22 - 10 nhà trường tổ chức buổi “Tọa đàm thân mật chia tay ba thầy giáo nghỉ hưu” (Thầy Nguyễn Tiến Chưởng, Thầy Hồ Nam Việt, Thầy Lê Văn Nhưng) với mong muốn tri ân sự cống hiến và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng, trước khi ba thầy về với đời thường. Dưới đây là bài phát biểu của thầy Nguyễn Tiến Chưởng đại diện cho các thầy giáo nghỉ hưu tại buổi lễ chia tay:
Kính thưa quý vị lãnh đạo Sở.
Kính thưa quý vị lãnh đạo Huyện.
Kính thưa quý vị cựu lãnh đạo và lãnh đạo đương nhiệm của Đảng uỷ, UBND các xã .
Kính thưa quý vị lãnh đạo của các chi hội văn học nghệ thuật, chi hội thơ đường Hoành Sơn, Xứ Voi và các bạn thơ văn.
Kính thưa các đồng chí hiệu trưởng, giám hiệu các trường THPT, THCS và Tiều học.
Kính thưa quý vị thường trực hội cha mẹ học sinh.
Kính thưa các bạn giáo viên, công nhân viên cùng toàn thể các em học sinh thân mến.
Ba anh em chúng tôi thực sự phấn khởi và cảm động khi được quý đại biểu, anh chị em giáo viên, bầu bạn, phụ huynh và học sinh dành cho ngày vui hôm nay.
Cách đây 31 năm, ngày 20 tháng Chạp năm 1980, trong lễ cưới của vợ chồng chúng tôi, tôi có làm và đọc bài thơ cám ơn ân tình của mọi người về dự chung vui với vợ chồng, có câu:
Bao dung ấm áp tình người
Thuỷ chung chăm chút cho đời mầm non.
Từ đó đến nay, câu thơ trên là tôn chỉ hành động của vợ chồng. Trong cuộc sống vợ chồng tôi đã dựa vào tình cảm ấy mà hành động, tồn tại và đi lên. Đến hôm nay tôi đã hoàn thành ý nguyện của mình trong sự nghiệp trồng người và được nhà nước cho về nghỉ hưu.
Trong gần 40 năm công tác, bản thân tôi có biết bao trăn trở, nghĩ suy và thể hiện. Có cái thành công và có những cái chưa thật thoả mãn, nhưng bao giờ tôi cũng nhận được sự đùm bộc, chở che, yêu thương của lãnh đạo các cấp, của nhân dân, của đồng nghiệp, của phụ huynh, học sinh để con thuyền sự nghiệp của tôi đến hôm nay cập bến vinh dự và tin yêu.
Trong những năm tháng đất nước khó khăn của thời kỳ bao cấp, sau chiến tranh, đời sống giáo viên khó khăn thiếu thốn đủ bề, anh em chúng tôi phải chia sẻ, nhường nhịn từng hạt gạo, cân mì, cái xăm xe, mét vải, ống chỉ khâu... Nếu chúng tôi không được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, nhân dân, phụ huynh, nhường những đám ruộng để gieo trồng khoai lúa, giúp đỡ từng nắm chè, quả trứng, thì giáo viên, trong đó có tôi khó vượt qua để cống hiến cho tình yêu nghề, yêu trẻ của mình.
Sau khi tách tỉnh, Hà Tĩnh trở lại với cái tên gọi đích thực của nó, theo quyết định của UBND tỉnh cho phép trường THPT Nguyễn Huệ chuyển từ Lòi Hạ Kỳ Tiến lên Thị Tứ Voi. Lúc ấy trưởng chỉ còn 5 lớp với 137 học sinh, gần ba chục cán bộ, giáo viên và công nhân viên. Nếu không có sự giúp đỡ của lãnh đạo huyện, Sở giáo dục và chính quyền địa phương các xã, nhân dân trong vùng và nếu không có sự quyết tâm đồng thuận cao của phụ huynh, học sinh thì chắc chắn không thể chuyển trường được và có thể bây giờ không có được cơ ngơi khang trang như hiện nay để phục vụ cho dạy và học, thực hiện nhiệm vụ đạo tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở quê hương.
Trong những biến động của nghành giáo dục suốt hơn 30 năm qua, đặc biệt là những lần thực hiện cải cách thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, cải tiến thi cử, làm đồ dùng dạy học... Nếu không có sự quyết tâm cao của mỗi giáo viên, của mỗi học sinh thì tôi khó lòng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ hàng năm và tôi cũng khó có niềm vui nhận được những mùa thi tốt nghiệp có tỷ lệ cao, những mùa học sinh giỏi nở rộ, có niềm vui thành tích cao trong mùa HKPĐ, Hội thi Bảy Sắc Cầu Vòng, Thi Tiếng hát học sinh, thi giáo viên giỏi toàn tỉnh...
Trong hơn 30 năm công tác trong nghành giáo dục, tôi được đồng nghiệp, phụ huynh nhân dân chia sẻ niềm vui và những băn khoăn, trăn trở. Thiếu bàn nghế thì lo đóng ghép dù đó chỉ là những chiếc bàn ghế gỗ tạp, thiếu phòng học thì lo tranh tre, nứa lá để làm đủ phòng cho học sinh ngồi học.
Thiếu nhà ở nội trú thì lo xoay xở, che chắn cho anh em ở xa về công tác tại trường có đủ chổ nghỉ ngơi, soạn bài, lên lớp đúng quy định.
Sự thât trong 31 năm qua, chúng tôi những đòng nghiệp của nhau đã sẽ chia đùm bộc, quý trọng yêu thương nhau, động viên nhau, cùng nhau cống hiến cho việc dạy và học, để rồi chúng tôi có chung những niềm vui khi học sinh thành đạt. Chúng tôi vui khi cùng công đoàn chăm lo xây dựng tổ ấm tình thương dưới mái trường này. Đặc biệt vui khi giáo viên xây dựng gia đình và khi có cháu nhỏ ra đời cuả những cặp vợ chồng giáo viên hạnh phúc trong tổ ấm công đoàn. Chúng tôi vui vì đạo người thầy, vì tình yêu thương con người mà chia sẻ, đùm bọc lấy nhau cả khi thuận lợi lẫn lúc khó khăn để động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tôi được sống và làm việc trong ân nghĩa của đồng nghiệp, của phụ huynh, học sinh và nhân dân, ân tình đó đã thúc dục, động viên tôi vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ để được sự đáp đền ân nghĩa.
Đến nay tôi được nghỉ hưu, trong tôi chan chứa ân tình và sự biết ơn. Trong giờ phút ấm cúng này tôi xin được cám ơn các đồng chí lãnh đạo, đội ngủ giáo viên, phụ huynh và học sinh trong 31 năm qua đã giành cho tôi để tôi hoàn thành và được đóng góp phần nhỏ sức lực, trí tuệ của mình trong sự nghiệp chăm hoa trồng người ở vùng quê này. Với tấm lòng biết ơn tôi xin được cảm tạ tất cả. Xin được quý vị cùng đồng cảm với nỗi lòng của tôi qua hai bài thơ sau:
Tự Vấn (4-7-2010)
Thở khí trời, uống giếng khơi
Tôi thành vật báu ở nơi quê nghèo
Năm gieo neo tháng gieo neo
Vầng trăng khoả sóng mái chèo mộng mơ.
Người thương chín đợi mười chờ
Tri âm vọng mãi trúc tơ tiếng lòng
Biết mình được thực mình không
Có tròn ân nghĩa nước trong, khí trời ?.
Vẩn Vơ
Cứ xin như là ngọn cỏ
Xanh tươi năm tháng bốn mùa...
Cứ xin như là ngọn gió
Mát lành những giấc ban trưa.
Cứ xin như là hạt muối
Tan vào máu thịt muôn ai
Cứ xin như là lẽ phải
Cho đời đừng chịu đắng cay.
Vẩn vơ những điều nông nổi
Dòng đời bao chuyện rủi may
Thì xin ép lòng mình lại
Góp đời một chút men say.
Sai lầm nhất của Thầy là chuyển trường Nguyễn Huệ từ Kỳ Tiến lên Thị tứ Voi, Trước khi chuyển trường thầy đã cho chặt phá hết 2 hàng cây bạch đàn dài 500m trên đường vào trường. Cây có thể trồng được, vào chục năm sau nó sẽ lớn nhưng ký ức thì không thể thay thế được
Trả lờiXóa