Theo CAND
Nhiều năm nay, ngành GD-ĐT Hà Tĩnh không tuyển bất kỳ giáo
viên nào do việc thừa hơn 1.000 giáo viên trong các cấp học. Thế nhưng, đều đặn
mỗi năm, Trường ĐH Hà Tĩnh vẫn cho “ra lò” hàng ngàn sinh viên. Vậy số sinh
viên khi tốt nghiệp ngành sư phạm ra trường sẽ đi đâu, làm gì?
Tốt nghiệp ngành sư phạm văn, hệ cao đẳng Trường ĐH Hà Tĩnh năm 2010 với tấm
bằng loại khá, Nguyễn Thị Huyền (quê Đức Thọ) hăm hở cho việc chuẩn bị trở
thành cô giáo dạy văn như hằng mong ước. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang,
Huyền hụt hẫng khi nghe bạn bè bảo, nhiều năm nay, ngành Giáo dục Hà Tĩnh không
tuyển bất kỳ một giáo viên nào. Sau nhiều lần nộp hồ sơ, rồi chờ đợi nhưng vẫn
không xin được việc làm, Huyền khăn gói vào TPHCM đi làm thêm, để tiếp tục học
lên cao học với hy vọng có học vị cao hơn sẽ dễ thực hiện ước mơ đứng trên bục
giảng.
Nguyễn Thị Oanh, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, khoa lịch sử
ĐH Hà Tĩnh năm 2011 nhưng vì không xin đi dạy được nên phải học thêm 3 tháng
nghiệp vụ văn phòng để xin làm nhân viên tiếp thị hàng hóa cho một công ty tư
nhân tại TP Hà Tĩnh. Oanh cho biết, khi có giấy báo trúng tuyển, kèm theo là
bản cam kết cống hiến, phục vụ ngành Giáo dục. Cứ tưởng sau khi ra trường sẽ
chắc chắn có việc làm nhưng năm lần bảy lượt đi xin việc đều bị từ chối, đành
phải kiếm việc khác để kiếm sống. Theo Oanh, không ít bạn cùng khóa không tìm
được việc làm, hiện đang phải về quê, hoặc vào Nam tìm việc làm trái với ngành
đã học...
Kể cả hệ cao đẳng lẫn đại học, mỗi năm Trường ĐH Hà Tĩnh cho “ra lò” gần 1.000
sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, con số tìm được cho mình một chỗ dạy là khá khiêm
tốn. Khi được hỏi về việc tìm đầu ra cho sinh viên sư phạm, ông Cao Thành
Lê, Phó Hiệu trưởng Đại học Hà Tĩnh nói: sau khi học xong các em sẽ có cơ hội
tìm kiếm việc làm ở... các tỉnh phía Nam!
Trong khi đó, tại cuộc họp mới đây của UBND tỉnh Hà Tĩnh với
Sở GD&ĐT về đề án quy hoạch trường mầm non và phổ thông của tỉnh, có đại
biểu đưa ra con số giật mình: sau chuyển đổi, tỉnh Cà Mau sẽ thừa 2.500 giáo
viên, Kiên Giang thừa 2.200 giáo viên. Vậy thì thử hỏi cơ hội nào cho sinh viên
sư phạm Hà Tĩnh tìm được chỗ dạy ở các tỉnh phía Nam như lời thầy Lê.
|
|
Thừa mà... thiếu
Thầy Cao Thành Lê thừa nhận, thu nhập của giáo viên hiện nay rất thấp, cộng
với việc bất cập trong chất lượng đào tạo lẫn cơ chế tuyển dụng khiến ngành sư
phạm không còn sức hấp dẫn, đang trở lại thời kỳ “chuột chạy cùng sào mới vào
sư phạm”. Từ đó dẫn đến chất lượng đầu vào các trường sư phạm rất thấp, thậm
chí một số ngành không thể tuyển sinh. Đa phần học sinh không muốn đi theo
ngành giáo viên bởi ra trường khó xin việc và thu nhập lại thấp.
Quả thực, tại ĐH Hà Tĩnh, khi công bố điểm đầu vào, không ít người giật mình lo
ngại cho chất lượng thế hệ thầy giáo tương lai. Trong kỳ tuyển sinh năm học
2011–2012, điểm đầu vào môn toán, lý, tin học hệ cao đẳng sư phạm chỉ là 10
điểm cho 3 môn. Nếu cộng điểm ưu tiên tối đa (2 điểm) thì tính trung bình thí
sinh chỉ cần hơn 2,5 điểm cho mỗi môn là có thể trở thành thầy giáo dạy toán
tương lai. Ở hệ đại học, ĐH Hà Tĩnh cũng lấy điểm sàn nguyện vọng 1 chỉ có 13
điểm. Đây là vấn đề đáng báo động đối với chất lượng giáo dục. Thầy cô giáo
không giỏi, chất lượng giáo dục sẽ không thể cao.
Hiện tất cả các cấp học ở Hà Tĩnh thừa gần 1.000 giáo viên nên từ nhiều năm
nay, Hà Tĩnh không tuyển mới một giáo viên nào. Con số này sẽ lớn hơn rất nhiều
khi đề án quy hoạch lại hệ thống trường lớp chính thức được thực thi.
Với điểm đầu vào thấp, mỗi năm Trường ĐH Hà Tĩnh cho "ra lò" hàng trăm SV hệ sư phạm nhưng không quan tâm đến chất lượng, lẫn việc làm SV khi ra trường? |
Thầy Bùi Việt Hải Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng
(TP Hà Tĩnh) cho biết, trường thừa 12 giáo viên chủ yếu là môn văn, Anh văn.
Trường THPT Nguyễn Công Trứ H. Nghi Xuân, có 27 lớp mà đã có đến 11 giáo viên
dạy Anh văn. Để cân đối đảm bảo số tiết dạy theo quy định, các trường không còn
cách nào khác là phải bố trí các giáo viên ở những bộ môn thừa vào vị trí chủ
nhiệm, hoặc dạy thực hành... Sắp tới ngành sẽ triển khai đề án quy hoạch hệ
thống trường lớp, đến năm 2015 sẽ phấn đấu hoàn thiện việc sáp nhập trường lớp.
Qua đó dự kiến số lượng giáo viên thừa sẽ lên 1.515 người.
tội nhiệp cho con em tỉnh nhà he.học sư phạm ra thi củng khó mà xin các việc làm khác.tôi là một người học sư phạm ra tôi biết, may mà tôi học sư phạm HÓA HỌC chỉ đi dạy 4 năm tôi bỏ nghề nên còn xin được việc khác để làm, chứ bây giờ thì bó tay..
Trả lờiXóaCụ ni thật chán! Cái nghề cao quý thế, đã xin đc việc rồi lại bỏ nghề đi mần việc khác. Chán cho cụ. Ai cũng như cụ thì chắc ....
XóaÀ. Nghĩ cũng vui, HaTinh mình chỉ cần những thế hệ giáo viên thế nhưng đào tạo ra toàn nhân tài không ah. nếu mà mỗi môn đầu vào trung bình cỡ 5-7 điểm như những trường hot khác thì có mà nhất quả đất, lúc đó nhân tài HaTinh mình nó như là lá rụng mùa thu bà con nhỉ.