Hoinhammit: Mới rồi có mấy ku về thăm quê điện nheo nhéo cho BBT nói Kỳ Anh nhà mềnh dạo ni phát triển tàn bạo lắm, hoành lắm. Mừng . Không mừng sao được khi đa phần bọn nham nhở mít đặc này đã từng phải bỏ quê, bỏ làng mà đi cũng chỉ vì đất quê khô cằn sỏi đá và cái nghèo thì cứ bám riết lấy chẳng tha.
Nay quê mềnh thay đổi từng ngày, các kụ lớn, kụ nhỏ về thăm chỉ chỏ, chém gió, vung tay liên miên càng làm cho vùng quê yên ả một thời thêm phần sôi động. Nhưng thấy hơi bị cay cái mũi nác bởi xen vào sự chuyển mình đó là một sự giao thoa văn hóa mới mà không khéo nỏ còn chi mô Kỳ Anh quê choa nữa. Răng rứa à? Thì mời pà con tham khảo bài viết về Vũng Áng sáng nay trên báo PhapLuat TP.HCM
Nhiều người Trung Quốc “nhờ” người Việt đứng tên mua đất
kinh doanh, cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt.
Cửa hàng đăng biển TQ |
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh, hiện Khu kinh tế Vũng Áng
(huyện Kỳ Anh) có trên 1.400 lao động, trong đó lao động Trung Quốc theo đăng
ký là 412 người, Đài Loan 300 người. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, số
lượng lao động Trung Quốc ở cảng Vũng Áng thời điểm cao nhất khoảng 600-700
người. Hầu hết số lao động này thuộc Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp
Formosa. Đây là công ty lớn nhất cảng Vũng Áng với 34 nhà thầu chính, 72 nhà
thầu phụ.
Nhiều lao động Trung Quốc còn thuê người Việt đứng tên mua
đất kinh doanh. Chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xã Kỳ Liên, cho biết: “Hầu như
những cửa hàng có bảng hiệu 100% tiếng Trung là nhà hàng của lao động Trung
Quốc mua nhưng sổ đỏ lại đứng tên người Việt. Một số khác lấy vợ người Việt sau
đó về đây mở quán kinh doanh…”.
Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long,
Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn
biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân Kỳ Liên, cho
biết: “Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào
quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung
không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt. Nhiều lúc tôi tự
thắc mắc sao người ta lại biến đất Việt thành đất Tàu…!”.
Ông Nguyễn Lộc Hằng, Trưởng phòng Văn hóa-Thể thao huyện Kỳ
Anh, cho biết sau khi tình trạng các cửa hàng kinh doanh đặt biển hiệu sai quy
định (không viết chữ Việt, không viết tên nước ngoài lên trên chữ Việt, tên
nước ngoài phải nhỏ hơn tiếng Việt…), chúng tôi đã thành lập đoàn đi kiểm tra,
ban đầu chỉ buộc ghi lại, tháo dỡ biển và tuyên truyền cho bà con hiểu về các
quy định của luật pháp Việt Nam đối với việc lắp đặt các biển quảng cáo, cửa
hàng. Tuy nhiên, một số người dân vẫn chưa chấp hành. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp
tục kiểm tra, xử lý.
Ông Vũ Lân, Trưởng phòng TN&MT huyện Kỳ Anh, cho biết có
một số người Trung Quốc kết hôn với người Việt rồi về đây kinh doanh hoặc làm
quen với người dân địa phương rồi nhờ người mình đứng tên mua đất. “Những
trường hợp này mình biết nhưng do người Việt đứng tên nên mình không thể cấm.
Mình chỉ giao cho xã theo dõi, kiểm tra nắm tình hình” – ông Lân nói!
Theo ông Văn Minh Quốc, Chủ tịch UBND xã Kỳ Liên, ở nước
Việt mà toàn thấy tiếng Trung là không được. Về những trường hợp người Trung
Quốc đứng sau người Việt mua đất, nếu diễn ra trên diện rộng rất khó quản lý và
tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Thiếu tá Tô Vĩnh Lâm, Tổ trưởng Tổ Công tác đảm bảo an ninh
trật tự tại Formosa, Công an huyện Kỳ Anh, cho biết việc quản lý người nước
ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những lao
động đăng ký, họ đi lại theo thời vụ (đi ba tháng theo diện du lịch), sống
không tập trung mà rải rác ở công trường, trong khu dân cư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét