Bài liên quan: Văn hóa "cá gỗ"
Hoàng Gia Trinh.
Bãi biển Kỳ Xuân quê choa đó |
Đã có một số nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng Tiếng Nghệ Tĩnh (mà nói đúng hơn phai là tiếng Hà Tĩnh vì tiếng Nghệ An không thuần nhất như tiếng Hà Tĩnh) là trạng thái ngôn ngữ gần với tiếng Việt cổ nhất. Một số từ địa phương vẫn còn rất gần với tiếng Việt-Mường, ví dụ như từ "uống nác" trong tiếng Hà Tĩnh khá gần âm với "oóng đác" của
tiếng Mường. Sự chuyển âm theo vùng miền như bạn đề cập trên đây tương đối đúng, ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác vào tiếng bắc và tiếng miền nam khiến chất dọng khác đi, đặc biệt là sự thay thế một số từ địa phương bằng ngôn ngữ khác (tía, má, đại ca, giang sơn, ....) hay nói chệch để tránh phạm húy (phúc-phước, cảnh-kiểng, ...). Nhìn chung, anh miền bắc bị ngọng đầu (n-l, tr-ch, s-x, ...), bác miền nam bị ngoẹo đuôi (anh-ăn, ...) còn cụ miền Trung nhà choa gặp vấn đề ở khúc giữa, tức là "cái dấu" (ở chỗ mô = ở chộ mô). v.v Mấy cấy nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ chính thống đại loại là rứa.
tiếng Mường. Sự chuyển âm theo vùng miền như bạn đề cập trên đây tương đối đúng, ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác vào tiếng bắc và tiếng miền nam khiến chất dọng khác đi, đặc biệt là sự thay thế một số từ địa phương bằng ngôn ngữ khác (tía, má, đại ca, giang sơn, ....) hay nói chệch để tránh phạm húy (phúc-phước, cảnh-kiểng, ...). Nhìn chung, anh miền bắc bị ngọng đầu (n-l, tr-ch, s-x, ...), bác miền nam bị ngoẹo đuôi (anh-ăn, ...) còn cụ miền Trung nhà choa gặp vấn đề ở khúc giữa, tức là "cái dấu" (ở chỗ mô = ở chộ mô). v.v Mấy cấy nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ chính thống đại loại là rứa.
Còn như mềnh để ý thì chộ rằng một đặc trưng của tiếng Hà Tĩnh là nói to, ra bắc toàn mần các cụ giật mình. Bọn họ thắc mắc mềnh bèn nói là tại nhà choa đồi núi trập trùng, gió lào vù vù thổi, nếu nói ngược gió mà nhỏ nhẹ thì ai nghe? ha ha, cấy ni là mình suy luận chớ nỏ chắc mô nả. Điều thú vị là một số ngôn ngữ khác có sử dụng tiếng Hà Tịnh để phát triển thành ngôn ngữ của họ như tiếng Pháp, tiếng Anh, Nhật, ... he he, đừng ngạc nhiên, cứ thong thả mềnh giải thích cho mà nghe nì. Dân Hà Tịnh nói "nỏ" nghĩa là ko, nhưng giọng Hà Tịnh thì nặng, dân Anh ko phát âm chuẩn được nên hắn mới nói chệch đi là "nâu" (no) còn chú Pháp thì bảo "nông" (non). Thủa hồng hoang, có chú Pháp lạc đường gặp một o thổ dân Hà Tịnh, nhìn thấy chú Pháp to cao, lông lá làm O sợ quá cầm cái đòn xóc chỉ mặt hỏi "anh đi mô" nhưng cuống quá nói lái thành "Ô đi manh?", chú Pháp kia tưởng o bắt nên giơ tay lên. O nớ chộ chú ta không có gì nguy hiểm nên thả cho đi, chú ta chạy một mạch và từ đó trng tiếng Pháp mới có từ "Hô lê manh" nghĩa là "giơ tay lên".
Chiều trên cảng Vũng Áng |
Gần đây có nhiều tranh luận về nguồn gốc người Nhật và tiếng Nhật. Chính phủ Nhật chi rất nhiều tiền để các nhà nghiên cứu truy tìm gốc tích Nhật bản, họ đi khắp Hàn, Trung, Mông Cổ, ... nhưng không tìm được bằng chứng thuyết phục, chặng đường cuối cùng họ quyết định đến Việt Nam. Để tiện cho việc thâm nhập, đoàn nghiên cứu sử dụng tàu hỏa thay cho máy bay. Trên hành trình từ Hà Nội vào Sài Gòn, họ ngồi cùng toa với mấy bác Hà Tịnh vừa đưa con ra Hà Nội nhập học trở về, họ rất ngạc nhiên khi thấy mấy bác nói thứ ngôn ngữ na ná tiếng Nhật. Khi tàu dừng ở Ga Chợ Sy (huyện Diễn Châu - Nghệ An), một người trong đoàn bắt chuyện với một bác Hà Tịnh. Ông Nhật bản nói tiếng Anh, bác nhà ta ko hiểu, ông ta bèn sổ một tràng tiếng Nhật "Ô ni tê ga ni ga chi ri", không ngờ bác ta đáp liền "ga ni a, ga ni ga chơ sy". Không thể diễn tả được sự phấn khích cao độ của đoàn người Nhật, không còn nghi ngờ gì nữa, tiếng Hà Tĩnh là ngôn ngữ gốc của tiếng Nhật. Kha kha ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét