Bài liên quan: Phụ/Mẫu tử tình thâm
Hoinhammit, 12/12/2012
Hôm trước BBT đăng bài giới thiệu về “Phụ tử tình thâm” đã
được rất nhiều người quan tâm nên hôm nay quay lại một chút để nhiều bạn có thể
hiểu hơn bài hát ru này.
Trước đây và ngay cả bi chừ ở quê choa Kỳ Eng, bọn nhammit thường chỉ được nghe bài này
trong các đám ma chứ ít được nghe hát qua lời ru của mẹ. Tại các đám ma cũng
chỉ nghe qua băng đĩa với lối hát xẩm trên nền đàn nhị nghe rất não nuột và u uẩn. Chính
vì thế nên nhiều người vẫn cứ nghĩ đây là một bài khóc mẹ/cha khi người khuất
núi chứ không nghĩ rằng là một bài hát ru con của dân choa Hà Tĩnh.
Bài hát này có rất nhiều dị bản khác nhau, thậm chí tên gọi
cũng khác nhau, khi thì “Phụ tử tình thâm” lúc lại là “Mẫu tử tình thâm” tuy vậy nội dung thì đều nói chung đến các bậc sinh thành chứ không riêng gì tình
cha hay nghĩa mẹ.
Lời bài hát còn có đoạn “Ơ...
đêm nằm nghĩ lại. Nhớ đến cội thung uyên,
công cù lao ai đền, nghĩa sinh thành ngày trước” trong khi đó một chú nặc danh lại
gửi lời bài hát trong phần đăng nhận xét là “Đêm
nằm nghĩ lại. Nhớ đến cội thung nguyên”.
BBT cũng không rõ là “thung uyên” hay “thung nguyên”, vì những từ này không
có nghĩa gì cả hoặc là BBT hơi bị … dốt.
Và sau một hồi đánh vật với câu hát này thì BBT lại cho nó phải
là từ “thung huyên” bưởi nó ra ri. Theo Từ điển Tiếng Việt 2011 của
Trung tâm từ điển học (do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành) từ “thung huyên” đồng
nghĩa với từ “xuân huyên” đều là từ xưa. Có câu ca dao như này
“Em về thưa với thung
huyên
Chốn này ta đã thành
duyên nhau rồi”
Vậy đúng “thung huyên” nghĩa là các bậc sinh thành, phù hợp với nội dung của lời bài hát ru. "Xuân huyên” cũng được
giải nghĩa là: cha mẹ được ví với cây xuân và cỏ huyên, hai loài cây cỏ sông
lâu. Truyện Kiều cũng có câu:
“Xuân huyên lo sợ biết
bao
Quá ra khi đến thế nào
mà hay”
Như vậy có thể nói
lời hát đúng phải là “Ơ... đêm nằm nghĩ lại.
Nhớ đến cội thung huyên, công cù lao
ai đền, nghĩa sinh thành ngày trước”
Nói chung hiện nay lời bài hát này rất nhiều dị bản khác
nhau tùy theo cách nói của mỗi vùng miền trong tỉnh nhưng kiểu chi thì kiểu nghe vẫn rất hay và ý nghĩa, đặc biệt là đối với những người con xa quê như bọn
nhammit ni nì. Rứa nên bà con nhammit cố gắng học thuộc để mà còn hát ru con, ru cháu cho đến cội “thung
huyên” hây.
Câu: "Công cù lao ai ờ đền, nghĩa sinh thành ngày trước. "
Trả lờiXóaCù lao ở đây không phải là cù lao sông mà đó là 9 chữ cù lao công ơn cha mẹ. Chín chữ cù lao ấy là: Sinh - Cúc - Phủ - Súc - Trưởng - Dục - Cố - Phục - Phúc.
Sinh: Sinh ra
Cúc: Ẵm bế, nâng niu
Phủ: Ôm ấp, chở che
Súc: Bú, mớm (nhai cơm)
Cố: Chăm sóc, dõi theo
Dục: Kèm cặp, dạy dỗ (tinh thần)
Trưởng: Nuôi dưỡng đến lớn (thể xác)
Phục: Lo lắng, săn sóc
Phúc: Chỗ dựa