Giữa tiết trời vào hạ, khi những cơn gió Lào bắt đầu len lỏi qua những sườn dốc của dãy Trường Sơn mà đến với chảo lửa Miền Trung như một lời hẹn trước. Vừa rảo bước trên triền đê La Giang ngập tràn những lọn rơm vàng mùa gặt rộ, ngắm dòng sông La êm chảy tôi chợt ngẫm ra một điều rằng: trong cuộc sống muôn hình vạn nghĩa, sông La cũng như bao con sông khác - bên lở bên bồi, thế nhưng trong thơ, nhạc, sông La đích thực là một dòng sông đa tình.
Với một “đoạn” sông dài mười lăm cây số thì có gì để người ta viết lên được những bài ca bất hủ đến như vậy? Thế mà bây giờ về Hà Tĩnh thật không khó để có thể chọn ra được một loạt những ca khúc hay nhất viết về dòng sông La để in riêng thành một đĩa CD. Từ "sông La ngày về"; "đêm sông La"; "người con gái sông La"; "núi Hồng sông La"; "câu đợi câu chờ"; "gửi sông La"…. Cho đến "một mình với sông La".
Không hiểu là dòng sông đa tình, hay là các nhạc sĩ đã si tình trước sức hút của một dòng sông. Mang trong minh những hoài nghi xen lẫn nỗi mong hiểu, tôi chỉ còn cách là bước đi bên dòng sông La mà tìm câu trả lời cho riêng mình. Từ ngã ba Tam Soa, dưới chân Tùng Lĩnh (đoạn đầu của dãy Trà Sơn) và ngọn Cổ Xôi (đoạn cuối của dãy Thiên Nhẫn), sông La đã ra đời qua sự sắp đặt của trời - đất, trong mối lương duyên giữa Ngàn Sâu và Ngàn Phố. Lúc thì lách mình qua những rặng tre ngà, khi thì uốn lượn ôm trọn những mảng làng, có lúc lại khẽ vắt qua những ghềnh đá lởm chởm, để rồi nhẹ nhàng hòa vào dòng sông Lam ở ngã ba Phủ, trước Lam Thành (xã Hưng Lam, Hưng Nguyên, Nghệ An) mà tuôn ra Cửa Hội hòa mình vào dòng nước biển Đông. Dọc bờ sông La, nơi có những xóm làng trù phú, những bãi bờ xanh biếc.
Chợt nghĩ, phải chăng dòng nước xanh mát, phù sa màu mỡ, cùng những câu hò ví dặm mượt mà, sâu lắng đã tưới mát và bồi đắp nên một vùng quê đặc trưng xứ Nghệ này? Trên sông La, bóng cây cầu Thọ Tường in đậm đã gần như xóa đi khoảng cách ngăn chia giữa đôi bờ, những con đường ven sông đã lấy đi những hàng tre xanh rũ bóng. Thế nhưng trong tâm khảm mỗi con người nơi đây, nước sông La vẫn “xanh như xưa ấy, con đò đưa vẫn vậy, chở câu ví quê hương”. Những câu ví dặm, bao câu đò đưa vẫn còn đó, đã “thả neo vào lịch sử”, như minh chứng cho những giá trị truyền thống được gìn giữ ngàn đời.
Đứng trên triền đê La Giang, tôi thoáng nghe từ làng Trường Xuân vang lên những câu hò, điệu ví mà trong cuộc sống lao động thường ngày họ xướng lên để xua tan mệt nhọc. Nơi cán cào vút lên từ lòng sông La, theo nhịp câu hò, những sọt hến nặng trĩu được đưa về làng. Làng Trường Xuân với nghề cào hến truyền thống đã có từ lâu đời. Không ai biết được đích xác về thời gian sinh ra của làng nghề.
Thế nhưng, có một điều tôi dám chắc rằng, hến sông La có vị ngon, ngọt mát mà khó nơi nào có thể sánh được. Từ đây, ngược xuôi theo những con nước, sau các khâu: ngâm, chà, luộc, đãi, hến đã đi khắp nơi, đem hương vị của dòng La mà trải ra khắp vùng. Lại nữa, cái chất giọng đặc sệt Xứ Nghệ khó lẫn vào đâu của người dân nơi đây, có lẽ cũng là điểm thu hút. Chẳng phải dân miền biển với chất giọng sền sệt, thế nhưng sau mỗi lần “nhả chữ”, từng chữ, từng câu như được kéo dài ra. Tôi đã từng nói đùa với một đứa bạn hồi đại học là người Đức Tân (Chợ Thượng) rằng, “hình như vì nước sông La ngọt, hến sông La ngon đã khiến cho giọng Đức Tân kéo dài thườn thượt vậy”? Nó chỉ cười và đáp rằng, “có lẹ rứa”.
Chỉ từng đó thôi liệu đã đủ để các nhạc sĩ phải si tình trước dòng sông? Còn nhiều điều, để nói, để viết. Nhưng dù có đi xa, có chia tay dòng La mà trở về với thực tại. Chắc hẳn trong tâm khảm của mỗi người, dòng sông đó, con người đó, những câu hò ví dặm đó sẽ mãi là một niềm hứng khởi, một sự thôi thúc họ trở về - như trở về với chính mảnh đất thân thương, để viết lên những dòng tâm sự cùng dòng sông./.
Với một “đoạn” sông dài mười lăm cây số thì có gì để người ta viết lên được những bài ca bất hủ đến như vậy? Thế mà bây giờ về Hà Tĩnh thật không khó để có thể chọn ra được một loạt những ca khúc hay nhất viết về dòng sông La để in riêng thành một đĩa CD. Từ "sông La ngày về"; "đêm sông La"; "người con gái sông La"; "núi Hồng sông La"; "câu đợi câu chờ"; "gửi sông La"…. Cho đến "một mình với sông La".
Không hiểu là dòng sông đa tình, hay là các nhạc sĩ đã si tình trước sức hút của một dòng sông. Mang trong minh những hoài nghi xen lẫn nỗi mong hiểu, tôi chỉ còn cách là bước đi bên dòng sông La mà tìm câu trả lời cho riêng mình. Từ ngã ba Tam Soa, dưới chân Tùng Lĩnh (đoạn đầu của dãy Trà Sơn) và ngọn Cổ Xôi (đoạn cuối của dãy Thiên Nhẫn), sông La đã ra đời qua sự sắp đặt của trời - đất, trong mối lương duyên giữa Ngàn Sâu và Ngàn Phố. Lúc thì lách mình qua những rặng tre ngà, khi thì uốn lượn ôm trọn những mảng làng, có lúc lại khẽ vắt qua những ghềnh đá lởm chởm, để rồi nhẹ nhàng hòa vào dòng sông Lam ở ngã ba Phủ, trước Lam Thành (xã Hưng Lam, Hưng Nguyên, Nghệ An) mà tuôn ra Cửa Hội hòa mình vào dòng nước biển Đông. Dọc bờ sông La, nơi có những xóm làng trù phú, những bãi bờ xanh biếc.
Chợt nghĩ, phải chăng dòng nước xanh mát, phù sa màu mỡ, cùng những câu hò ví dặm mượt mà, sâu lắng đã tưới mát và bồi đắp nên một vùng quê đặc trưng xứ Nghệ này? Trên sông La, bóng cây cầu Thọ Tường in đậm đã gần như xóa đi khoảng cách ngăn chia giữa đôi bờ, những con đường ven sông đã lấy đi những hàng tre xanh rũ bóng. Thế nhưng trong tâm khảm mỗi con người nơi đây, nước sông La vẫn “xanh như xưa ấy, con đò đưa vẫn vậy, chở câu ví quê hương”. Những câu ví dặm, bao câu đò đưa vẫn còn đó, đã “thả neo vào lịch sử”, như minh chứng cho những giá trị truyền thống được gìn giữ ngàn đời.
Đứng trên triền đê La Giang, tôi thoáng nghe từ làng Trường Xuân vang lên những câu hò, điệu ví mà trong cuộc sống lao động thường ngày họ xướng lên để xua tan mệt nhọc. Nơi cán cào vút lên từ lòng sông La, theo nhịp câu hò, những sọt hến nặng trĩu được đưa về làng. Làng Trường Xuân với nghề cào hến truyền thống đã có từ lâu đời. Không ai biết được đích xác về thời gian sinh ra của làng nghề.
Thế nhưng, có một điều tôi dám chắc rằng, hến sông La có vị ngon, ngọt mát mà khó nơi nào có thể sánh được. Từ đây, ngược xuôi theo những con nước, sau các khâu: ngâm, chà, luộc, đãi, hến đã đi khắp nơi, đem hương vị của dòng La mà trải ra khắp vùng. Lại nữa, cái chất giọng đặc sệt Xứ Nghệ khó lẫn vào đâu của người dân nơi đây, có lẽ cũng là điểm thu hút. Chẳng phải dân miền biển với chất giọng sền sệt, thế nhưng sau mỗi lần “nhả chữ”, từng chữ, từng câu như được kéo dài ra. Tôi đã từng nói đùa với một đứa bạn hồi đại học là người Đức Tân (Chợ Thượng) rằng, “hình như vì nước sông La ngọt, hến sông La ngon đã khiến cho giọng Đức Tân kéo dài thườn thượt vậy”? Nó chỉ cười và đáp rằng, “có lẹ rứa”.
Chỉ từng đó thôi liệu đã đủ để các nhạc sĩ phải si tình trước dòng sông? Còn nhiều điều, để nói, để viết. Nhưng dù có đi xa, có chia tay dòng La mà trở về với thực tại. Chắc hẳn trong tâm khảm của mỗi người, dòng sông đó, con người đó, những câu hò ví dặm đó sẽ mãi là một niềm hứng khởi, một sự thôi thúc họ trở về - như trở về với chính mảnh đất thân thương, để viết lên những dòng tâm sự cùng dòng sông./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét