Hữu Quả
Kỳ Anh là huyện nằm về phía đông nam của tỉnh Hà Tĩnh; vốn
là một huyện nghèo, nơi từng ví “chó ăn đá, gà ăn sỏi”; sản xuất và đời sống
luôn gặp nhiều khó khăn khắc nghiệt. Những năm gần đây, Kỳ Anh hình thành vùng
kinh tế cảng Vũng Áng, và hoạt động kinh doanh du lịch; tương lai sẽ là một khu
kinh tế tổng hợp, đa ngành đa nghề, tầm cỡ quốc gia. Nếu nhìn thuần túy góc độ
phát triển kinh tế, là một vùng có triển vọng đáng vui mừng cho huyện Kỳ Anh và
tỉnh Hà Tĩnh. Song, nếu nhìn ở góc độ quản lý xã hội và an ninh quốc phòng, thì
đây là vấn đề rất đáng lo ngại, cần phải được cảnh báo sớm!
Từ khi Kỳ Anh hình thành vùng kinh tế cảng nước sâu Vũng
Áng, giá đất ở đây tăng vọt; vùng quê yên tĩnh, đã nhộn nhịp hẳn lên. Người dân
bán đất (thực chất mất đất), tuy trong tay có một khoản tiền, nhưng chưa biết
kinh doanh buôn bán gì; trong khi đó, nhiều thanh niên là con em họ, dùng tiền
bán đất, bị bọn người xấu ở xa mới đến, rủ rê, lôi kéo, ăn chơi sa đọa, hư hỏng,
trên một dốc trượt không có phanh hãm; tệ nạn xã hội ở đây phát sinh phức tạp,
với tốc độ trông thấy.
Cũng từ khi huyện Kỳ Anh hình thành khu kinh tế Vũng Áng và
hoạt động kinh doanh du lịch, là lúc người Trung Quốc ào ạt tràn vào vùng đất
này; mua đất, xây nhà, lập phố; chẳng biết bằng cách nào, hợp pháp hay không hợp
pháp?! Việc này chỉ có chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương mới trả
lời được! Chỉ nhìn hiện tượng bên ngoài cũng thấy, họ vào đất nước có chủ quyền,
mà tưởng như vô chủ vậy. Ai cũng lấy làm lạ và lo lắng; lo gần, lo xa cho quê hương,
đất nước, nhưng biết hỏi ai?! Biết tin ai mà hỏi, mà phản ảnh, mà đề xuất?!
Tôi vừa đọc một bài viết đăng trên mạng, với tiêu đề: “Một Hà Tĩnh đầy ắp
người Trung Quốc”. Tác giả bài báo kể lại rằng, một người dân chính gốc huyện
Kỳ Anh, được yêu cầu dấu tên, buồn bã nói; dân Kỳ Anh của họ đã thực sự đánh mất
mình rồi; họ không còn là người chủ, là dân bản xứ nữa; mà thay vào đó, là cảm
giác bị thua thiệt, trước sự giàu có và hách dịch của dân nhập cư – người Trung
Quốc. Đặc biệt, tuy mới đến đất Kỳ Anh, sống chưa bao lâu, nhưng các nhóm người
Trung Quốc ở đây, đã tổ chức thành đội ngũ băng nhóm, và ông trùm trông khá dữ
dằn. Họ sẵn sàng xử bất cứ người Việt nào động đến băng nhóm của họ. Hầu như họ
đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở đất Kỳ Anh này rồi, nên dù các ban
ngành an ninh, công an vẫn hoạt động; nhưng hình như họ chẳng coi ra gì, bởi thế
lực và tiền bạc của họ khá mạnh. Ông này lại nói thêm rằng, hiện tại, huyện Kỳ
Anh giống như “một tiểu khu đặc biệt của người Trung Quốc”; ở đây mọi thứ quyền
lợi và quyền lực, đều vào tay họ; thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở huyện
Kỳ Anh, cũng tỏ ra lép vế với người Trung Quốc. Người kể chuyện cho rằng, chẳng
bao lâu nữa, người Trung Quốc ở đây nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của
người Kỳ Anh. Một bà mẹ và một ông bố khác, cũng lo ngại, xin được dấu tên, cho
biết thêm; trước khi người Trung Quốc có mặt ở huyện Kỳ Anh, thanh niên ở đây
thuần hiền, nay 70% nghiện ngập, hư hỏng. Bà mẹ và ông bố dấu tên, đã nói lên
nghi ngờ về sự tác động rất nguy hiểm của người Trung Quốc, với ý đồ không tốt.
Lại có một bà mẹ khác, kể lại cái chết của con trai mình, là một thanh niên, bị
bọn xấu người Trung Quốc lôi kéo, đã sa vào con đường nghiện ngập, nợ nần, bế tắc,
đã đâm đầu vào đoàn tàu tự sát, để lại bức thư tuyệt mệnh nói rõ thực trạng
trên; rồi bà tự an ủi rằng, mong qua cái chết của con bà, sẽ cảnh tỉnh được nhiều
cháu thanh niên khác.
Qua đọc bài “Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, tôi có suy
nghĩ rằng, phải chăng vùng đất Kỳ Anh đã thực sự trở thành “khu tô giới” của người
Trung Quốc?! Trong khu đất họ mua, hoặc thuê dài hạn này, họ làm chủ, không ai
được vào; họ làm những gì, địa phương có biết không? Có báo cáo lên Trung ương
về thực trạng này, và có được chỉ đạo xử lý gì không? Hay đây là một sự “ thỏa
thuận ngầm”, từ trên xuống dưới; hay là một sự bất lực, không kiểm soát nổi; hoặc
vì trục lợi, mà chính quyền và các cơ quan chức trách địa phương tự thả nổi,
làm lơ?! Viết đến đây, tôi nhớ vừa được đọc trên mạng bài của lão tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh, người hiểu Trung Quốc đến từng chân tơ kẽ tóc, có tiêu đề “Chả lẽ mất
nước từng phần…?!” Mở đầu bài, tướng Vĩnh viết: Tôi “giật mình” khi đọc một đoạn
tin ngày 23/10/2013, dưới dòng tít “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc!” Tôi
không có tầm nhìn xa trông rộng, từng trải, hiểu biết sâu sắc vấn đề này, như
lão tướng đáng kính; nhưng không hiểu vì sao, tôi cũng có tâm trạng, có cảm
giác “giật mình”, ngay khi vừa tiếp xúc thông tin nói trên, về thực trạng người
Trung Quốc có mặt và hoạt động tại huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài băn
khoăn, lo lắng mất đất, mất chủ quyền; bị lũng đoạn kinh tế, mất thị trường, mất
công ăn việc làm; gây phức tạp cho công tác quản lý trị an; làm băng hoại văn
hóa, đạo đức, đối với lớp thanh niên trẻ, tương lai của đất nước;… Tôi còn có nỗi
lo, huyện Kỳ Anh như là “MỘT YẾU ĐỊA”, có can hệ đến lĩnh vực quân sự, quốc
phòng. Đây chỉ là suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, không dựa vào tài liệu tham
khảo, hoặc trợ giúp nào; nếu có gì chưa sát thực, mong được các chuyên gia quân
sự chỉ bảo thêm.
Như mọi người đều biết, Kỳ Anh là huyện có địa hình khá đặc
biệt về mặt quân sự: nằm ngay trên quốc lộ 1A, gần biển phía đông, gần núi phía
tây, diện tích đồng bằng hẹp; phía bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, phía đông giáp biển,
phía tây và phía nam, giáp tỉnh Quảng Bình, cách nhau bởi Đèo Ngang; nơi đây có
dãy núi nổi tiếng, tên gọi là Hoành Sơn, mà tiền nhân đã từng chỉ ra rất đúng
cho các chiến lược gia: “Hoành Sơn nhất đái / Vạn đại dung thân.” Tôi không phải
là nhà quân sự, nhưng xin mạn phép đưa ra một nhận xét; với địa thế này, nếu xảy
ra chiến tranh, nơi đây vừa có khả năng phòng thủ lý tưởng, vừa cũng dễ bị chia
cắt chiến lược, rất hiểm! Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, Kỳ Anh là huyện bị
đánh phá nặng nề, ác liệt nhất, cũng từ đặc điểm địa hình địa thế này. Trên trời,
máy bay của không quân rải đủ các loại bom; và ngoài biển, thì pháo tầm xa của
hải quân dồn dập dội vào. Theo một số nguồn tin tình báo lúc bấy giờ, trong thời
gian Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, trong này có tính toán đến cả
khả năng có thể đổ bộ bằng cả đường không và đường biển vào “yếu địa” này, để
ngăn chặn đường tiếp tế, chi viện cho chiến trường miền Nam, mà Kỳ Anh được coi
như là “một yếu huyệt”, để thực hiện tính toán này. Song, khả năng này do nhiều
nguyên nhân, không trở thành hiện thực. Chúng ta đều biết, quốc lộ 1A đi qua
huyện Kỳ Anh ngày ấy, là thế độc đạo; nên trong chiến tranh, một bên quyết giữ
để thông đường; và một bên quyết phá, để ngăn chặn, là đối kháng gay gắt ở cường
độ cao. Ngày nay, ngoài quốc lộ 1A, còn có đường xuyên Việt phía tây, và nhiều
đường ngang khác, có thuận lợi hơn. Tuy vậy, ngoài lĩnh vực kinh tế, Kỳ Anh vẫn
là “MỘT YẾU ĐỊA”, có vị trí rất quan trọng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc
phòng, bảo vệ đất nước.
... (trích)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét