Nguồn: Hatinh online
Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao 256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, là biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay, từ thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) nhưng phải đến 500 năm sau thì Hoành Sơn - Đèo Ngang mới được biết đến nhiều
và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã cho xây luỹ để chống giữ quân Tấn và đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng hệ thống đồn luỹ ở đây, gọi là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh.
và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã cho xây luỹ để chống giữ quân Tấn và đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng hệ thống đồn luỹ ở đây, gọi là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh.
Bà Huyện Thanh Quan khi đến đây đã không cầm lòng trước vẻ đẹp của đèo Ngang: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen lá đá chen hoa/ Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà/ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia/ Dừng chân đứng lại trời non nước/ Một mảnh tình riêng ta với ta.
Khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc. Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, Đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung.
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển.
Dưới chân đèo về phía Bắc xưa là cửa biển Xích Mộ, nay đã bị bồi lấp, nhưng ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, một hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước. Ngược về phía Bắc đèo khoảng 3km là con Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy - một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển.
bữa ni uông đọi nác chè nhớ lắm q...t ở trên đèo thấy biên đẹp ước chi được tắm ...ăn vài con mực còn sướng hơn cả bà huyện 'bước toi
Trả lờiXóaChưa đi thì chưa biết đèo ngang
Trả lờiXóaĐi rồi mới biết đèo ngang là đang nghèo...
Mấy cha ni đúng là đi lâu quá quên mất quê hương rồi. Bà con ở quê đã đổi đời lâu rồi, chừ không gọi là Đèo ngang nữa mà là Đèo Ngếch = Đê.. ngèo. Rõ là lạc hậu thông tin.
Trả lờiXóa