Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

"Bất thường" tại Tổ hợp TM Hưng Phú?

Vị trí đắc địa khu đất
(Tamnhin, Thứ ba 06/12/2011) - Một cánh đồng nằm ở Trung tâm Thị trấn Kỳ Anh, được UBND tỉnh Hà Tĩnh duyệt xây dựng “Tổ hợp thương mại Hưng Phú”. Thế nhưng theo người dân phản ánh thì dự án này đang lâm cảnh... “rùa bò”. 

Khu Tổ hợp thương mại Hưng Phú tọa lạc trên miếng đất “vàng” tại Trung tâm Thị trấn Kỳ Anh, cách TP. Hà Tĩnh 55km, cách Khu KT Vũng Áng 5km, cạnh ngã 3 Quốc lộ 1A và Quốc lộ 12A.

Tổ hợp thương mại Hưng Phú (HCC) có tổng diện tích quy hoạch 39.896m2, bao gồm: tổ hợp tòa nhà 18 tầng và 12 tầng với chức năng trung tâm thương mại, khách sạn Phú Sỹ, Công viên Trung tâm, Nhà sinh hoạt cộng đồng, Khu phố Thương mại Phú Xuân và Khu biệt thự Phú Quý...


HCC được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm thương mại sầm uất, đầu mối giao thương từ Lào - Hà Tĩnh với các khu lân cận. Trong đó, điểm nhấn là Phú Sỹ Plaza với tổ hợp 2 tòa nhà 18 tàng và 12 tầng.  Tòa tháp bên trái cao 12 tầng, tầng 1-3 là trung tâm thương mại có diện tích sàn 9.723m2; tầng 5-12 là khu văn phòng cho thuê với diện tích 11.000m2. Tòa tháp bên phải cao 18 tầng, với tổng diện tích sàn 8.800m2 là tổ hợp khách sạn 4 sao với 200 phòng, hội trường đa chức năng, bể bơi, trung tâm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.



Khá nhiều rãnh đã được đào để chứa nước mưa


Không có hệ thống kênh mương nên đất đá khi mưa xuống đã chảy thẳng vào nhà dân hoặc xuống ruộng

Thế nhưng, khi tiếp xúc với chúng tôi, bà con sinh sống ở Khu phố1, thị trấn Kỳ Anh đều khẳng định từ lúc bị thu hồi đất đến nay chỉ thấy chủ đầu tư đổ đất san ủi, ủi đi ủi lại năm nay qua năm khác. Ông Nguyễn Văn Thất - Phó Tiểu khu trưởng khu phố 1 thở vắn than dài: “3 năm là mất bao nhiêu tiền của bà con chứ ít gì. Ngày trước nhờ có ruộng mà chúng tôi lo đủ ăn cho cả năm nay thì diện tích đất đất sản xuất bị thu hẹp lại, phải đi làm thêm may ra mới trang trải nổi cuộc sống...”

"Thêm vào đó đơn vị thi công không làm tốt mương thoát nước nên bao nhiêu đất đá hễ khi trời mưa là theo dòng nước chảy vào nhà dân và cánh đồng bên cạnh khiến mùa màng bị ảnh hưởng. Thất nghiệp, lại túng quẫn, người dân đâm ra xót ruột mà thấy tiếc cho cánh đồng “bờ xôi, ruộng mật” chỉ để cho máy ủi, ủi đi ủi lại, mưa thì thành “cánh đồng lầy”, nắng thì thành “hoang mạc” bụi bay mù mịt", ông Thất nói.


Ông Lê Văn Công, một cựu chiến binh, sống gần khu đất cho biết: tôi không hiểu vì sao cả bãi đất khổng lồ lại bỏ hoang như vậy, trong khi người dân lại không đủ đất canh tác.



Nhiều người dân phản ánh xe chở đất đã băm nát con đường này

Ông Công còn cho hay,  từ ngày đỗ đất san lấp không thấy đơn vị thi công hạng mục gì hết, chỉ thấy đào lên lấp xuống, không những thế rất nhiều xe trọng tải lớn chở đất phục vụ cho công trình chạy “băm nát” con đường 22 (là con đường huyết mạch tránh Đèo Ngang chạy vào Quảng Bình những năm chống Mỹ cứu nước - PV) làm con đường hư hỏng nặng. Bây giờ con đường này đã  biến hình dị dạng đầy “ổ voi”, “ổ trâu” rộng tới 2 đến 3m, nguy hiểm hơn lòng đường bong tróc lòi cả đá, những viên đá to bằng nắm tay, mỗi lần xe ô tô chạy qua là phải đóng cửa nếu không muốn đá bay vào nhà.

Theo nhiều người dân trước đây đã nhường đất cho dự án này thì lúc đầu họ không chịu giao đất vì giá quá rẻ và tính khả thi của dự án nhưng phía chủ đầu tư đã tiến hành họp dân rất nhiều lần, cộng thêm việc phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh về vận động nên tất cả tạm thời yên tâm về dự án.


Rồi “trên ép xuống duới ép lên” tất cả đều nhận tiền đền bù với giá quá rẻ mạt so với vị trí cũng như năng suất thu hoạch sản lượng, rồi háo hức đợi ngày chủ đầu tư thi công những công trình hoành tráng như họ đã nghe thuyết trình, rồi con cháu thế nào cũng được vào làm trong đó.


(Còn tiếp)

Hà Tuấn Vũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét