(Hoinhammit) - Vừa qua trên các diễn đàn trên mạng in-tẹc-néc bà con khắp nơi đang cãi nhau ủm củ tỏi về một bức thư của một cô gái tên Trang nào đó gửi cho những người đàn ông Việt. Có lẽ chuyện này thuộc dạng "khổ lắm nói mãi" nhưng vẫn được nhiều người quan tâm và tẩn nhau tơi bời trên mạng ảo cũng bởi ngứa miệng muốn nói lên quan điểm của mình, uất ức chất chứa của mình hay đơn giản chỉ là bảo vệ cái tôi chà bá lửa của mình.
Thực ra đây cũng là một đề tài xưa như trái đất của các đấng mày râu thường hay chặt chém mỗi khi ngồi nhậu còn các chị em thì buôn dưa lê tít sờ mít mỗi khi gặp nhau. Biết vậy nhưng cái máu đàn ông Việt nó ghê lắm, đụng đến phát là i như bốc lên tận đầu tận cổ chỉ muốn nhảy xổ vào ăn tươi nuốt sống thằng con nào dám đụng đến cái chất đàn ông của mình dù chỉ là một cái lông chân.
Hoinhammit nhà mềnh cũng nỏ hơn chi, cũng chọc nhau, cãi nhau về chuyện cái chất đàn ông. Biết là chỉ đùa thôi, vui thôi nhưng nhiều khi cũng điên tiết lên theo kiểu con nít ngày xưa nói ẻ mô, quẹt mô chơi với bây nữa, hì hì.... Nói rứa thôi nhưng bữa sau ngẫm lại thấy tụi nó nói cũng có chút đúng đúng nên hết tức thế là lại ngồi với nhau, lại chặt chém, chặt chém hồi hết chuyện lại lôi đề tài cũ ra và cuối cùng lại quẹt quẹt tiếp. Đúng là: Đàn ông Việt nhà mềnh nó thế.
Còn dưới đây là bức thư gây tranh cãi, bà con đọc cái coi có tức nghẹn họng hay sướng quá vỗ đùi đen đét hẹ:
"Gửi các anh đàn ông!
Lâu lâu lại đọc được đề nghị nên có ngày tôn vinh đấng mày râu trên trang báo mạng, tôi thấy thú vị quá. Thú vị hơn nữa là lại thấy một số đàn ông so sánh rằng, đàn ông Tây còn có ngày của bố, còn đàn ông Ta thì chẳng có ngày gì để được tôn vinh. Uh, cũng đúng thôi, vì đàn ông Tây họ đàn ông ra đàn ông, còn đàn ông ta thì ông chả ra ông, mà bà chẳng ra bà thì tôn vinh cái gì? Giá như các anh đề nghị chúng tôi tôn vinh cái cỡ “xăng pha nhớt” thì Ok ngay, còn tôn vinh đàn ông thì hơi khó, vì các anh có phải đàn ông đâu mà tôn vinh. Các anh cũng làm sao mà so bì với đàn ông Tây được?
Lâu lâu lại đọc được đề nghị nên có ngày tôn vinh đấng mày râu trên trang báo mạng, tôi thấy thú vị quá. Thú vị hơn nữa là lại thấy một số đàn ông so sánh rằng, đàn ông Tây còn có ngày của bố, còn đàn ông Ta thì chẳng có ngày gì để được tôn vinh. Uh, cũng đúng thôi, vì đàn ông Tây họ đàn ông ra đàn ông, còn đàn ông ta thì ông chả ra ông, mà bà chẳng ra bà thì tôn vinh cái gì? Giá như các anh đề nghị chúng tôi tôn vinh cái cỡ “xăng pha nhớt” thì Ok ngay, còn tôn vinh đàn ông thì hơi khó, vì các anh có phải đàn ông đâu mà tôn vinh. Các anh cũng làm sao mà so bì với đàn ông Tây được?
Hồi làm sinh viên, tôi nhớ có lần một cô giáo của tôi có kể, ở bên Đức, đàn
ông phải xếp sau cả con chó khi đến những nơi công cộng như lên tàu xe. Có
nghĩa là, khi đi đến nơi công cộng ví dụ như lên tàu xe, phụ nữ là người được
ưu tiên nhiều nhất, kế đến là người già trẻ em, rồi đến con chó, sau cùng mới
đến người đàn ông. Ở bên đó, phụ nữ cũng rất được yêu thương và chiều chuộng, ví
dụ, gặp bất cứ một người phụ nữ nào xách đồ đạc nặng trên phố là cánh đàn ông
thể hiện ngay sự quan tâm của mình bằng việc xách giúp đồ đạc. Trên xe buýt,
đàn ông cũng luôn nhường chỗ ngồi cho phụ nữ một cách tự nguyện. Còn ở nhà, đàn
ông Đức không ngại ngần việc rửa chén bát và làm việc nhà, thậm chí cả giặt đồ
lót cho vợ.
Còn đàn ông Việt Nam thì sao, thu nhập thì cũng chẳng khá khẩm hơn vợ là bao nhiêu, nhưng lại tự cho mình nhiều “quyền” quá. Nên đi làm về là có quyền đi bia rượu bù khú với bạn bè, về đến nhà là có quyền ngồi vắt chân chữ ngũ xem tivi, đọc báo và đợi vợ bê cơm đến ăn. Lên xe buýt thì tranh nhau chỗ ngồi với trẻ em, người già và phụ nữ có thai. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều nam thanh niên to khỏe lực lưỡng nhưng lại bị “mù”. Tại sao tôi nói vậy, bởi vì trên xe buýt bao giờ cũng có ghi là nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai, nhưng các anh không hiểu sao vẫn không thực hiện, nên tôi bảo chắc chỉ có bị mù mới không nhìn thấy những dòng chữ như thế. Thậm chí, đến khi anh phụ xe buýt ra nhắc nhở thì còn chửi lại, vậy thử hỏi các anh văn minh ở đâu, mà dám đòi hỏi được tôn vinh và yêu cầu có ngày tôn vinh cho người đàn ông Việt Nam?
Chẳng nói ra chả sao. Nói ra đâm thêm coi thường đàn ông Việt Nam, chưa làm được gì đã muốn được tôn vinh. Mà tôn vinh cái gì, tôi rất thích comment của một độc giả nào đó nói, chẳng lẽ tôn vinh cái sự: Hôm nay 8.3, tôi giặt cho bà cái áo của tôi à? Không nên có ngày tôn vinh cho đàn ông Việt Nam vì các anh không xứng đáng được tôn vinh.
Cũng xin nói thật với các anh, là một cô gái sinh ra và lớn lên tại Việt Nam nhưng tôi rất có ác cảm với đàn ông Việt Nam. Vì các anh không chỉ kém thông minh, không lãng mạn mà còn rất gia trưởng và tinh vi. Tôi cũng tuyên bố luôn, sau này thà ế chồng chứ nhất định tôi không bao giờ lấy đàn ông Việt Nam làm chồng. Mà chả riêng gì tôi, rất nhiều cô gái Việt Nam thành đạt cũng lấy chồng Tây đó thôi, và xu thế này sẽ còn tiếp tục, tôi tin là như thế."
Còn đàn ông Việt Nam thì sao, thu nhập thì cũng chẳng khá khẩm hơn vợ là bao nhiêu, nhưng lại tự cho mình nhiều “quyền” quá. Nên đi làm về là có quyền đi bia rượu bù khú với bạn bè, về đến nhà là có quyền ngồi vắt chân chữ ngũ xem tivi, đọc báo và đợi vợ bê cơm đến ăn. Lên xe buýt thì tranh nhau chỗ ngồi với trẻ em, người già và phụ nữ có thai. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều nam thanh niên to khỏe lực lưỡng nhưng lại bị “mù”. Tại sao tôi nói vậy, bởi vì trên xe buýt bao giờ cũng có ghi là nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai, nhưng các anh không hiểu sao vẫn không thực hiện, nên tôi bảo chắc chỉ có bị mù mới không nhìn thấy những dòng chữ như thế. Thậm chí, đến khi anh phụ xe buýt ra nhắc nhở thì còn chửi lại, vậy thử hỏi các anh văn minh ở đâu, mà dám đòi hỏi được tôn vinh và yêu cầu có ngày tôn vinh cho người đàn ông Việt Nam?
Chẳng nói ra chả sao. Nói ra đâm thêm coi thường đàn ông Việt Nam, chưa làm được gì đã muốn được tôn vinh. Mà tôn vinh cái gì, tôi rất thích comment của một độc giả nào đó nói, chẳng lẽ tôn vinh cái sự: Hôm nay 8.3, tôi giặt cho bà cái áo của tôi à? Không nên có ngày tôn vinh cho đàn ông Việt Nam vì các anh không xứng đáng được tôn vinh.
Cũng xin nói thật với các anh, là một cô gái sinh ra và lớn lên tại Việt Nam nhưng tôi rất có ác cảm với đàn ông Việt Nam. Vì các anh không chỉ kém thông minh, không lãng mạn mà còn rất gia trưởng và tinh vi. Tôi cũng tuyên bố luôn, sau này thà ế chồng chứ nhất định tôi không bao giờ lấy đàn ông Việt Nam làm chồng. Mà chả riêng gì tôi, rất nhiều cô gái Việt Nam thành đạt cũng lấy chồng Tây đó thôi, và xu thế này sẽ còn tiếp tục, tôi tin là như thế."
Đồng ý với cô gái, kiếp sau mà lấy chồng tui cũng không lấy đàn ông Việt!
Trả lờiXóaGửi bạn Quachthutrang!
Trả lờiXóaTôi- một gã đàn ông đã ngoài 30 tuổi. Tôi lớn lên trong sự nghèo khó vất vả, vì có bố mẹ tôi đều làm ruộng. Bữa đói, bữa no. Bố tôi, một người đàn ông có trách nhiệm với gia đình, thương yêu vợ con hết mực,… nhưng bị sự nghèo khó ấy, khốn khổ ấy gò bó, nên cả đời, bố chẳng dám mua tặng vợ một món quà vào ngày 8/3. Nhưng mẹ tôi không trách bố không lãng mạn, mà chỉ thấy thương bố nhiều hơn. Và luôn dạy các con mình cố gắng học hành thành tài, để “bù đắp” lại những thiệt thòi mà bố mẹ phải chịu do sự nghèo khó gây ra.
Bố cũng chẳng biết nói những điều hay trước mặt vợ như những người đàn ông Tây vẫn nói với vợ mình, chẳng dám hứa với con bất cứ chuyện gì, vì bố sợ, ngỡ một ngày ngã xuống đột ngột, bố không thực hiện được lời hứa ấy, bố trở thành người thất hứa. Nhưng không phải vì thế, mà tôi coi thường bố mình, trái lại, tôi càng yêu quý và tôn trọng bố hơn. Bố luôn là tấm gương về sự cố gắng lao động, và hết lòng vì vợ con để tôi học tập và phấn đấu.
Điều tôi muốn nói ở đây là gì, sự nghèo khó khiến con người ta trở nên hèn kém. Cũng như vậy, sự kém phát triển của Việt Nam so với các nước phương Tây cũng làm cho đàn ông Việt Nam trở nên kém ga lăng, lãng mạn. Và phụ nữ Việt Nam cũng kém hoạt bát hơn. Nhưng không phải ai cũng biết được điều này để mà thông cảm, sẻ chia với họ. Và điển hình nhất chính là bạn- Quachthutrang ạ.
Tôi không biết bạn đã bao nhiêu tuổi, bạn đã gặp gỡ bao nhiêu người đàn ông Việt Nam, và những người ấy đã làm gì bạn, để bây giờ bạn trở nên thành một con người có suy nghĩ lệnh lạc va bi quan về đàn ông Việt như thế. Đó có một phần lỗi của những người đàn ông chúng tôi, nhưng xin bạn, hãy đừng vì thế mà coi tất cả những người đàn ông Việt Nam đều tồi tệ như nhau. Hãy nhìn vào những điểm tích cực mà chúng tôi đã làm được, để có cái nhìn khách quan hơn về đàn ông chúng tôi.
Tôi rất thích câu nói, “Vị tha không phải để thánh thiện mà để trở nên hạnh phúc hơn”. Vì thế, tôi khuyên bạn, nếu trong quá khứ bạn không may mắn gặp phải những người đàn ông không ra gì, có thể họ đã hại đời bạn, cướp đi sự trong trắng của bạn và ruồng bỏ bạn,…, nhưng không phải tất cả những người đàn ông Việt Nam đều như thế.
Chúng tôi tuy không ga lăng được như các ông Tây, không cao to như các ông Tây, trí tuệ chúng tôi cũng có thể kém một số ông Tây thông minh, và không “khỏe” trong chuyện ấy được như Tây,…nhưng chúng tôi cũng có những điểm mà ông Tây không có.
Ví dụ, trong câu chuyện của chị Marika, chồng chị đã sẵn sàng chia sẻ với cái chân đau của một người bạn gái nước ngoài, trong khi những người đàn ông khác lại “dửng dưng”. Rồi chúng tôi cũng chung thủy trong tình yêu hơn các bạn nước ngoài, chúng tôi không leo lên giường với bất cứ cô gái nào chỉ gặp một lần chỉ vì thích như họ, vì thế tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam là ít hơn. Hay như bản thân tôi, sẵn sàng giặt đồ cho vợ, và tã lót của con,… có sao đâu?. Còn nhiều người đàn ông Việt Nam khác tuyệt vời hơn chúng tôi, trong số đó có cả chồng của các chị ở diễn đàn này, nhưng tiếc là Trang chưa được gặp họ mà thôi.
Quachthutrang, nếu em đồng ý, xin hãy cho chúng tôi số điện thoại của em, và cho chúng tôi một cuộc hẹn ở ngoài đời. Chúng tôi sẽ chứng minh cho em thấy, đàn ông Việt còn rất nhiều người tốt, đáng được tôn trọng và yêu thương.
Cám ơn bạn đã gửi bài viết rất hay. Nhưng có vẻ lý lẽ của người này nói chưa thuyết phục mấy , hình như mang tính ngụy biện nhiều hơn dù đã nói được một vài điêu cần phải nói.
Trả lờiXóa