Theo Tamnhin.net ngày 11/5/12
Như Tamnhin.net đã dự báo trong bài “Hà
Tĩnh: Vì sao rừng vẫn tiếp tục “chảy máu”? ngày 15/3, sau hơn 1 tháng điều tra
vụ phá rừng tàn khốc, công an Hà Tĩnh đã bắt tạm giam 7 bị can, trong đó 5
người là cán bộ, kiểm lâm. Tuy nhiên, với “liệu pháp” này, rừng Hà Tĩnh có được
yên?
Hàng trăm m3 gỗ bị phát hiện ở trong rừng đầu nguồn biên giới Sơn Hồng |
Kết quả điều tra cho thấy có sự thông đồng giữa những kẻ là “giặc của rừng” và những cán bộ ăn lương nhà nước để bảo vệ rừng. Mỗi lần gỗ qua trạm, các đầu nậu đều phải chung chi, sự việc đã xẩy ra trong thời gian dài và gây hậu quả nghiêm trọng như báo chí đã phản ánh. Trong đợt kiểm tra gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng trăm m3 gỗ chưa kịp tẩu tán. Số lượng gỗ đã bị tuồn ra khỏi rừng hiện chưa thống kê được.
Việc bắt giữ các bị can thể hiện
quyết tâm đấu tranh chống tội phạm của tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhiên, công luận vẫn
chưa yên. Thứ nhất, với quy mô của vụ phá rừng cực lớn như vậy, mà chỉ khởi tố
chừng đó bị can, liệu có bỏ lọt tội phạm? Thứ hai, hành vi phạm của các bị can
chỉ được định danh bằng “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi
phạm các quy định trong quản lý và bảo vệ rừng”, liệu có bỏ lọt tội danh?.
Nói về trách nhiệm, vậy những vị có chức danh quản lý của các bị can kia rộng ra là cả UBND tỉnh, cũng không thể tránh được. “Thiếu trách nhiệm” thì chung chung quá, bởi vì việc “thiếu” kia đã được “bù đắp” rất hậu hĩnh, hầu như không ai có trách nhiệm mà lại tự nhiên “thiếu trách nhiệm” một cách vô cớ được.
Thứ ba, dư luận vẫn còn băn khoăn về việc vắng bóng “trách nhiệm” của lực lượng biên phòng trong kết quả điều tra vụ việc. Khu vực Sơn Hồng là vùng biên giới, các đối tượng ra vào đều phải chịu sự kiểm soát của lực lượng biên phòng. Trên tuyến đường ra vào rừng, ngoài Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh, Ban QL bảo vệ rừng Hồng Lĩnh còn có Trạm kiểm soát biên phòng Đá Gân (thuộc Đồn 565).
Nếu không được sự đồng ý của lực lượng biên phòng, thì những kẻ khai thác gỗ trái phép và đầu nậu gỗ chỉ còn có cách bay trên không mới ra được khỏi rừng. Câu hỏi đặt ra là nếu lực lượng này không cố tình đóng vai “điệp viên không không thấy”, làm cách nào để lâm tặc tuồn gỗ ra khỏi rừng? Lực lượng biên phòng có nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, tham gia phòng chống tội phạm.
Nói về trách nhiệm, vậy những vị có chức danh quản lý của các bị can kia rộng ra là cả UBND tỉnh, cũng không thể tránh được. “Thiếu trách nhiệm” thì chung chung quá, bởi vì việc “thiếu” kia đã được “bù đắp” rất hậu hĩnh, hầu như không ai có trách nhiệm mà lại tự nhiên “thiếu trách nhiệm” một cách vô cớ được.
Thứ ba, dư luận vẫn còn băn khoăn về việc vắng bóng “trách nhiệm” của lực lượng biên phòng trong kết quả điều tra vụ việc. Khu vực Sơn Hồng là vùng biên giới, các đối tượng ra vào đều phải chịu sự kiểm soát của lực lượng biên phòng. Trên tuyến đường ra vào rừng, ngoài Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh, Ban QL bảo vệ rừng Hồng Lĩnh còn có Trạm kiểm soát biên phòng Đá Gân (thuộc Đồn 565).
Nếu không được sự đồng ý của lực lượng biên phòng, thì những kẻ khai thác gỗ trái phép và đầu nậu gỗ chỉ còn có cách bay trên không mới ra được khỏi rừng. Câu hỏi đặt ra là nếu lực lượng này không cố tình đóng vai “điệp viên không không thấy”, làm cách nào để lâm tặc tuồn gỗ ra khỏi rừng? Lực lượng biên phòng có nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, tham gia phòng chống tội phạm.
Điều 5 Pháp lênh Bộ đội biên phòng năm 1997 nêu rõ:
“Bộ đội biên phòng có nhiệm
vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới Quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới;
đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ biên giới, vượt biên, vượt
biển, nhập cư, cư trú trái phép, khai thác trộm tài nguyên và những hành vi
khác xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến
môi trường ở khu vực biên giới…”.
Báo chí đã có nhiều thông tin về chiến công của lực lượng biên phòng trong việc phát hiện, bắt giữ gỗ lậu. Vậy trách nhiệm của lực lượng này ra sao trong vụ việc này đang là “một câu hỏi lớn không lời đáp”.
Thiết nghĩ, cần nhắc lại câu hỏi bàng hoàng, thảng thốt của ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trong một chuyến thị sát, kiểm tra tình hình ở Sơn Hồng: “Chủ rừng, kiểm lâm, biên phòng ở đâu?”.
Câu hỏi ấy hiện vẫn đang nhức nhối, chưa được giải đáp trọn vẹn.
Mặt khác, chính quyền xã Sơn Hồng nắm được “chân tơ kẽ tóc” về các đối tượng, quy luật hoạt động của đội ngũ lâm tặc ở địa phương. Tại sao trong thời gian dài không có hành động gì để ngăn chặn, ít nhất là báo cáo với cơ quan chức năng. Xã Sơn Hồng có lập một trạm kiểm soát lâm sản trên đường vào rừng. Vậy trách nhiệm của chính quyền xã ở đâu?
Một câu hỏi nữa là số lượng gỗ khổng lồ đã được tuồn ra khỏi rừng trong thời gian dài đã “đi đâu về đâu”? Gỗ không như thực phẩm, nuốt vào bụng là không còn dấu vết, mà chắc chắn việc lần ra dấu vết của gỗ lậu trong sự việc này không phải là điều quá khó, khi mà một số đầu mối đã bị bóc gỡ. Hai đầu nậu bị bắt chỉ là những kẻ “tép riu” so với một số “đại gia” buôn gỗ lậu khác, vậy liệu các vị này có đứng ngoài cuộc?
Và với kiểu làm việc như vậy, e rằng “thuốc” chưa đủ mạnh, và rừng Hà Tĩnh sẽ không thôi “chảy máu”. Bằng chứng là sau vụ phá rừng đình đám bị phanh phui hồi tháng 3, đám lâm tặc vẫn tiếp tục ngang nhiên hoạt động và một số lực lượng chức năng lại tiếp tục lập được “chiến công” phát hiện, bắt giữ gỗ lậu?
Với những “chiến công” đó, nên vui hay nên buồn?
Báo chí đã có nhiều thông tin về chiến công của lực lượng biên phòng trong việc phát hiện, bắt giữ gỗ lậu. Vậy trách nhiệm của lực lượng này ra sao trong vụ việc này đang là “một câu hỏi lớn không lời đáp”.
Thiết nghĩ, cần nhắc lại câu hỏi bàng hoàng, thảng thốt của ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trong một chuyến thị sát, kiểm tra tình hình ở Sơn Hồng: “Chủ rừng, kiểm lâm, biên phòng ở đâu?”.
Câu hỏi ấy hiện vẫn đang nhức nhối, chưa được giải đáp trọn vẹn.
Mặt khác, chính quyền xã Sơn Hồng nắm được “chân tơ kẽ tóc” về các đối tượng, quy luật hoạt động của đội ngũ lâm tặc ở địa phương. Tại sao trong thời gian dài không có hành động gì để ngăn chặn, ít nhất là báo cáo với cơ quan chức năng. Xã Sơn Hồng có lập một trạm kiểm soát lâm sản trên đường vào rừng. Vậy trách nhiệm của chính quyền xã ở đâu?
Một câu hỏi nữa là số lượng gỗ khổng lồ đã được tuồn ra khỏi rừng trong thời gian dài đã “đi đâu về đâu”? Gỗ không như thực phẩm, nuốt vào bụng là không còn dấu vết, mà chắc chắn việc lần ra dấu vết của gỗ lậu trong sự việc này không phải là điều quá khó, khi mà một số đầu mối đã bị bóc gỡ. Hai đầu nậu bị bắt chỉ là những kẻ “tép riu” so với một số “đại gia” buôn gỗ lậu khác, vậy liệu các vị này có đứng ngoài cuộc?
Và với kiểu làm việc như vậy, e rằng “thuốc” chưa đủ mạnh, và rừng Hà Tĩnh sẽ không thôi “chảy máu”. Bằng chứng là sau vụ phá rừng đình đám bị phanh phui hồi tháng 3, đám lâm tặc vẫn tiếp tục ngang nhiên hoạt động và một số lực lượng chức năng lại tiếp tục lập được “chiến công” phát hiện, bắt giữ gỗ lậu?
Với những “chiến công” đó, nên vui hay nên buồn?
Hồng Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét