Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Nhân ngày t/lập đoàn (26/3) nhớ chuyện xưa (2)

Bài liên quan: Nhân ngày thành lập đoàn (26/3) nhớ chuyện xưa (1)

(Tiếp theo)
Hoinhammit, 30/3/2013
3.Bí thư
Đại biểu ưu tú dự Đại hội đoàn 1994

Bí thư đoàn thời nhammit có hai bậc, một là bí thư chi đoàn lớp, hai là bí thư đoàn trường. Bí thư đoàn lớp thì thời nào cũng vậy nhưng bí thư đoàn trường mà là học sinh thì chỉ duy nhất thời nhammit trở đi mới có (hình như bi chừ cũng không còn nữa). Trước đấy bí thư đoàn trường phải là một đồng chí giáo viên tre trẻ, năng nổ, nhiệt huyết nhưng đến khi bọn nhammit vào lớp 10 thì được chuyển xuống cho học sinh đảm nhận, cũng không rõ lý do ra răng. 

Ngày ấy cu DL mới chân ướt chân ráo nhập học đã được cử ngay vào cái ghế bí thư oai còn hơn củ khoai chấm mật. Oai thế nhưng thực ra ku cũng chả mần chi mấy. Việc của bí thư rất đơn giản là sinh hoạt BCH đoàn trường dăm tháng một lần, hội họp với đoàn xã, giao lưu với đoàn trường khác... Những việc này cũng rất ít khi, chỉ khoảng vài lần trong năm.

Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Nữ Bộ trưởng, lệ làng và đầu hàng


Đào Tuấn
Tháng 11 năm ngoái, trước Quốc hội, không ít hùng hồn, Bộ trưởng Kim Tiến tuyên chiến với những cái phong bì: “Bệnh nhân và người nhà dứt khoát không đưa phong bì. Nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận phong bì cứ chụp ảnh gửi cho tôi”.

Bà Bộ trưởng thậm chí bấy giờ còn so sánh chuyện cái phong bì với “cuộc đấu tranh thiện ác”.
Nói thế là phải quá. Trong chính buổi chất vấn, ĐBQH Trần Thị Dung chẳng phải đã ta thán tham nhũng vặt, lót tay đã là “chuyện thường ngày” đến nỗi “viện phí chỉ bằng nửa lệ phí”.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Mrs TH chu du Cambodia

Hoinhammit, 27/3/2013
Đầu năm, Mrs TH đã mần một chuyến du xuân qua đất nước chùa tháp Cambodia. Lâu lắm mới thấy ả ni rảnh rỗi bỏ ra cả tuần cho một chuyến đi  như vậy. Một đại sư ở xứ Tây Tạng đã nói rằng mỗi năm nên đến một vùng đất mới để mà khám phá mà tận hưởng những điều kỳ thú của thiên nhiên đất nước, con người nơi ấy. Hay như có người trẻ tuổi mới đơi đã nói "Khi tôi đến một vùng đất khác, nghe một giọng nói khác, nhìn một nụ cười khác, nắm một bàn tay khác... tôi luôn cho rằng mình may mắn...".
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Nhân ngày thành lập đoàn 26/3, nhớ chuyện xưa (1)

Hoinhammit, 26/3/2013
Đoàn viên ưu tú Huế & Ánh Tuyết (1994)
Bữa nay là ngày thành lập Đoàn TNCS (26/3) lại nhớ vài chuyện xưa ngày bọn nhammit đang tuổi đoàn viên, kể lại cho bà con nhớ và biết rằng đã có từng có một thời nhammit như thế:

1.Đoàn viên
Ngày ấy, đứa nào học khá khá hay tướng tá ngon ngon (theo kiểu dậy thì sớm) là kiểu chi cũng được vào đoàn từ năm lớp 9. Lên cấp 3 mấy eng ả đoàn viên ni nhìn oách lắm, mỗi lần chi đoàn sinh hoạt là mặt vênh lên vì những đứa chưa đoàn thì "phải" về trước hoặc ra đứng ngoài cổng trường mà chờ nhá.

Học được mấy bữa các ku các mẹt được kết nạp dần dần và nhiều đứa không kết nạp rồi cũng thành đoàn viên lúc nào không hay. Vì mỗi đứa tự dưng đều có một cuốn sổ theo dõi đoàn viên, được đồng chí bí thư chi đoàn trang trịnh trọng mang ra nhìn qua cop lại những lời nhận xét vàng ngọc vào cuối năm.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Tụi bây muốn gì ?

"Ngày 20.3, ở Pleiku, Gia Lai, hơn chục cán bộ công an và dân quân tự vệ xã Trà Đa đuổi bắt, thậm chí “vào tận trong nhà máy để tìm kiếm”, “lên đạn súng AK, rút súng ngắn chĩa vào đầu” một người dân. Và quát hỏi “Tụi bây muốn gì”. Bị đánh tới tấp, anh nạn nhân “chạy vào phòng bảo vệ đóng cửa trốn”, nhưng bị các cán bộ dùng dùi cui và báng súng đập vỡ cửa kính để mở cửa vào. Không dừng lại đó, nhóm công an xã này còn dùng súng bắn vào phòng. 

Lỗi của anh này là “Không đội mũ bảo hiểm”. Và tư thế của anh với những nhà chức trách là tư thế quay lưng, cắm cổ, để chạy, chỉ vì thiếu một cái mũ"
Bấm vào đây để đọc tiếp

Ngân nga câu ví dặm xứ Nghệ


Theo Thethaovn.
Trong kho tàng văn hoá Dân gian - Dân tộc cổ truyền thì dân ca là một trong những loại hình tiêu biểu, mang những nét đặc trưng bản địa rõ nhất. Không biết chính xác dân ca ví dặm có từ bao giờ chỉ biết rằng điệu hát này xuất phát từ sinh hoạt cộng đồng của người dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ví là ví von, còn dặm là dặm lúa, điền nam…bởi là lối hát ra đời từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người nông dân nên những lời hát ví dặm cũng rất gần gũi, mộc mạc, đa số đều miêu tả lại đời sống hàng ngày, thân phận con người cũng như cách thức sản xuất, lao động và các nghề truyền thống. Ví như “Thân em như hạt mưa sa. Hạt rơi xuống giếng hạt ra ngoài đồng” hay “Đến đây hò hát làm thân. Cúi đầu bái lạy trước sân làm gì?" , "Đất chi có đất lạ lùng. Đứng thì không chịu, nằm cùng lại cho..”
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Hào (X) ở giáp Bắc Hàn

Hào (X) mời khách đặc sản Kỳ Xuân: Sứa quẹt ruốc
Hoinhammit, 25/3/13
Tuần trước Hào (X..) ở tận Nam Hàn gọi điện về hỏi thăm Hoinhammit, ku cười phớ lớ nói ăn khỏe ngủ khỏe, nhớ quê nhà và đặc biệt thường xuyên lướt lướt vào hoinhammit.com để nắm tình hình thời sự trong nước. Vậy là hoinhammit.com đã lan ra tận đến bên Hàn Xẻng rồi bà con ợ.

Nói với ku rằng dạo này cả thế giới phát sốt với đồng chí đại tướng Kim-Giun-Ủn khi đại tướng liên tục dọa sẽ cho đối phương chìm trong biển lửa, không biết bên bển ku có lo không. Ku cười hè hè nói ui ở đây chả ai quan tâm chuyện đó cả, mọi người lo cặm cụi làm ăn thôi mặc dù chỗ ku ở là một tỉnh ven biển giáp với Bắc Hàn. Huhu ra thế, cứ tưởng nóng lắm hóa ra chỉ như trò trẻ con, dọa nhau là chính.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Đừng có đi Mỹ, một đất nước ngu dốt và lạc hậu


Lời dẫn của Alan Phan: Cuối tuần, gửi đến bài viết thú vị về nước Mỹ qua giọng văn châm biếm của một người Trung Quốc. Bản tiếng Việt do anh Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ kèm lời giới thiệu.
Dẫn: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Nội dung tưởng như châm chích cười cợt mỉa mai nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, sơ khai và ngây ngô, nhưng thực ra lại là lời phê phán sắc sảo sâu cay thú vị về chính Trung Quốc! Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần đinh nhất của bài viết nói trên. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Phạm Duy và điệu Tango

Bài liên quan: Một chút về Phạm Duy

Nguyễn Quang Tấn
Thế giới suy tôn điệu Tango là vua, Valse là nữ hoàng. Nhưng cả vua lẫn nữ hoàng bây giờ đã thoái vị. Vua thì lú lẫn, nữ hoàng cũng hom hem. Năm 2009 Unesco đã công nhận điệu Tango là di sản văn hóa phi vật thể (Intangible Cultural Heritage) cần phải giữ gìn, nếu không người ta sẽ quên nó, sẽ thất truyền. Ở Việt Nam bây giờ, chẳng mấy khi chúng ta nghe được một bài Tango hay Valse trên những phương tiện truyền thông công cộng. Còn ở những tụ điểm ca nhạc, những quán cà phê thì tuyệt đối không. Những ca khúc viết theo hai điệu này chỉ còn sống trong lòng những người già tiếc nhớ thanh xuân.

Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Kỳ Anh răng Kỳ Cục


Lời BBT Hoinhammit: Đọc cái tin này trên báo PL&XH mà thấy têu tếu như muốn mếu. Các đoàn Tung Ương khi về thăm Hà Tĩnh kiểu chi cũng được đưa vào thăm KTT Vũng Áng. Phát biểu khen ngợi, vỗ tay nhiệt liệt, cờ xí từng bừng nhưng để dồi vưỡn "quê tôi nghèo như một cái bánh đa". Chiện mấy chục hộ dân vất vưởng gần năm tháng nay mặc dù chính quyền cơ sở gửi hàng chục tờ trình khẩn cấp cũng chỉ là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa... Chuyện nghe còn hơn hài cho Kỳ Eng quê choa khi phóng viên dùng cái từ "lặn mất tăm" để nói về đồng chí PCT huyện. Hông hỉu tình hình thực hư nó thì là mà rằng như thế nào nhưng sao Kỳ Anh nghe Kỳ Cục thía hông bít.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Biển tường được công nhận di sản văn hóa thế giới ?

Bài liên quan: Đặc sản thời nhammit (1) - Biển tường quê choa

Hoinhammit, 19/3/2012
Nhã Kỳ Cọ chụp hình lưu niệm bên Biển tường Kỳ Xuân
Tuần rồi dân bản trên in-tẹc-nét balabala rầm trời về việc người đẹp Lý Nhã Kỳ rút lui khỏi danh sách ứng cử viên đại sứ du lịch năm nay. Nói thật bà con nhammit nhà mình mải mê cày cuốc chứ  chẳng hơi đâu quan tâm chi mấy chuyện ni mô. Và cũng chẳng có tình củm hay luyến tiếc chi em Nhã Kỳ, Nhã Cọ sao không tiếp tục đua tranh cái sứ mệnh cao cả mà lại rút lui chi cho thiên hạ bàn tán nhoọc ngài. 
Bấm vào đây để đọc tiếp

Mr Toại (C) ghé thăm Hoinhammit

Hoinhammit, 18/3/2013
Mr Toại (C) ghé thăm Hoinhammit 17/3/2013
Tối qua Hoinhamit đã hân hoan đón chào một người bạn từ thời phổ thông tu huýt. Ku ni sau khi học xong C3 đã lặn một hơi dài đến nay mới gặp. Một khoảng thời gian gần hai chục năm nhưng gặp lại nhau vẫn như ngày nào bởi ku cũng chẳng có nhiều thay đổi ngoại trừ béo tốt hồng hào hơn. Vẫn cái tính bông lơn ấy, vẫn cái mắt nheo nheo đểu đểu ấy, vẫn kiểu gật gật cái đầu như bồ câu mổ thóc và cả sự hài hước qua giọng nói đặc sệt Xuân Phú ngày nào.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Này thì riệu, lày thi bia này.


Lời BBT Hoinhammit: Gặp nhau chưa kịp bắt tay chào hỏi đã phải nhập ngay 3 ly, 5 lon, chào bàn thêm mấy bận để rồi dập thêm mấy vòng nữa và cuối cùng coi như out quăng cả dép. Đó là kịch bản vẫn thường thấy của dân Vịt thời nay và rất rất thường thấy ở cái hội dở hơi nhammit. Nay BBT đăng lại cái bài này từ Vnexpress (hình minh họa BBT Hoinhammit) cho bà con sang sáng con mắt tí ti để mà nhớ mỗi khi cầm trên tay cái ly sao cho đừng lạm dụng riệu bia quá mức. 
Bảo đảm đọc xong khiếp vía và tởn ngay nhưng ngày mai lại vẫn uống như thường.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Hà Tĩnh: Hơn 50 ha rừng pơ mu trăm tuổi bị đốn hạ

Theo Nguoiduatin, 15/3/2013
Pơ mu bị cưa hạ
Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang vừa báo cáo một vụ phá rừng đặc dụng đặc biệt nghiêm trọng tại hai tiểu khu 198 và 204 của khu vườn quốc gia có diện tích 56.000 ha này.

Vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng này được phát hiện vào đầu tháng 12/2012. Khu vực rừng bị lâm tặc đốn hạ là rừng pơ mu đặc dụng, nằm giáp biên giới Việt – Lào, thuộc 2 tiểu khu 198 địa bàn xã Hòa Hải, huyện Hương Khê và 204 địa bàn xã Hương Điền, huyện Vũ Quang.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Đừng bắt con chúng tôi làm anh hùng nhí!


Theo Tuannamnet, 3/3/2013
Tôi muốn con tôi là một đứa trẻ hồn nhiên, trong trẻo; lớn lên là người đàn ông tỉnh táo, điềm đạm, và lịch duyệt. Con người đó chắc chắn biết trân trọng và bảo vệ giá trị, trong đó có đất nước mà không cần sự nhào nặn nào từ trứng nước.

Những tranh luận về việc đưa thông tin lịch sử, cụ thể là cuộc chiến tranh năm 1979 vào sách giáo khoa đang thu hút sự chú ý. Nhân đây - với tư cách một phụ huynh học sinh - tôi muốn bàn thêm về cách giảng dạy - đề cập lịch sử trong cấp tiểu học.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Đặc sản thời nhammit (1) - Biển tường quê choa

Hoinhammit, 14/3/2013
Biển tường quê choa
Ngày nay trong một thế giới phẳng, tràn ngập thông tin thì bất kỳ chuyện gì từ lớn tới nhỏ cũng chỉ cần một click chuột là đã hiện ra trước mắt. Tuy nhiên có những thứ không phải vậy bởi những thứ ấy chỉ có giá trị và tồn tại trong ký ức của những người đã từng chung sống với nó. Nó chẳng mấy giá trị đối với thế giới ngày nay nhưng lại là cả một phần đời của nhiều người thời ấy. Nói nôm na là nó như là những thứ đặc sản đặc trưng riêng cho một thế hệ đã từng sống trong một khoảng thời gian nào đó. Và thời của nhammit cũng những thứ rất riêng như thế.

I. BIỂN TƯỜNG QUÊ CHOA

Tết năm rồi bà con nhammit đứa về quê được đứa không. Những đứa về quê thấy hơi lạ lẫm khi không còn nhiều cảnh sắc quê cũ để mà tìm lại, nhặt lại.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Dự án kênh dẫn nước của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Pormosa Hà Tĩnh Chính quyền bất công đến khó hiểu



Theo Người Cao Tuổi, 12/3/2013
Báo Người cao tuổi đã đăng tải nhiều về chuyện bất công trong thu hồi đất ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Mới đây, quy hoạch kênh dẫn nước của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Pormosa đi qua thôn Hoa Tiến, xã Kỳ Hoa, làm 70 hộ dân bị ảnh hưởng, giá bồi thường thấp đến thảm hại. Dự án của một doanh nghiệp nhưng chính quyền lại dùng vũ lực để giải tỏa...
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Viếng đền Bà Hải, nghĩ về các bài học lịch sử


Theo Công Lý, 09/3/2013
Trong chuyến đi thực tế của lớp Thẩm tra viên khóa 1 Trường Cán bộ Tòa án, chúng tôi đã viếng thăm đền Bà Hải, tên chữ là “Hải khẩu linh từ” ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh...
Đây là một ngôi đền nổi tiếng, thờ vị nữ thần có tên là Nguyễn Thị Bích Châu – cung phi của vua Trần Duệ Tông… Trong hương khói nghi ngút, thần tích hư thực về người phụ nữ tài sắc, hy sinh vì nước và trở thành phúc thần, khiến ngôi đền thiêng trở nên gần gũi.

Bà Hải, phúc thần - liệt nữ
Thư tịch được nhiều người biết đến về ngôi đền này là truyện “Hải khẩu linh từ” trong tập “Truyền kỳ tân phả” của Đoàn Thị Điểm (1705-1748). Theo thư tịch này thì bà Nguyễn Thị Bích Châu là phi của vua Trần Duệ Tông, tươi đẹp và thông tuệ. 
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Anh hai nhà nhammit

Hoinhammit, 11/3/1013
Thì đơi a tặng em... chim luôn cả lồng 
Hôm nay đã là 11/3, qua quá xa cái ngày 08/3 rồi nhưng cái dư âm của nó thì vẫn còn. Tự dưng có cu a lô về BBT nói từ bữa đó đến giờ quên chừng quên đội nên cứ vào bếp suốt, rửa đọi suốt. Đặc biệt là rất thú vị và thích thú cái cảm giác bị áp lực đến nghẹt thở khi nằm chiếu dưới. Cu bảo biết thế này thì cứ cho hết cả năm ngày nào cũng là ngày phụ nữ đi. Dẫu có mệt nhoọc đôi tỉ khi lăng xăng bếp núc, còng còng cái lưng khi dọn dẹp cửa nhà, phù phù cả mỏ lúc hời hời ru con, rã rã đôi tay khi là lượt áo quần vâng vâng và vưng vưng... thì bù lại tối đến lại tha hồ nghiêng ngả, ngủ nghê kệ đời, ai muốn mần chi đó thì mần. Đại khái là cứ ngủ thẳng giấc, không phải lo lọ mọ cả đêm kiếm củi kiếm than, nhóm lò đóng gạch nữa. 

Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Hoinhammit mừng ngày 8/3

Hoinhammit, 09/3/2013
Hôm qua (8/3/2013) Hoinhammit đã tổ chức gặp gỡ và tôn vinh các mẹt nhà nhammit tại BD. Bà con ngó sơ và cùng chia sẻ với nhà nhammit vào cái ngày mà đàn ông rửa đọi quét nhà, đàn bà chém gió nhậu phê ảo lòi qua những hình ảnh dưới đây.


Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2013

VỢ LÀ…
(Thơ Nguyễn Bảo Sinh)

Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai
Quỷ thần chứng cả hai vai
Vợ là chân lý không sai bao giờ ?
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Hoinhammit hát mừng ngày 08/3

Bài liên quan: Đôi lời về bài hát ru Phụ/Mẫu tử tình thâm

Hoinhammit, 7/3/2013
Huhu, ngồi mà nhớ mệ...
Họp hành liên miên mấy phiên, hò hét nhau mấy đợt nhưng không biết ngày mai (8/3) mấy cu nhammit có làm được cái chò chống gì mờng các mợ các mẹt không nhưng coi phần chuẩn bị thì cũng là rôm rả lắm.
Gần đến ngày QTPN các cu U rõ đến 40 càng nhớ các mệ ghê ghớm đến rớm nước mắt. Rồi như mấy trẻ trâu lên năm lên bảy  ngày nào, các ku ngồi hát say sưa "Phụ tử tình thâm" cho đỡ nhớ nhà nhớ quê và nhớ mệ...

Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

XH nhắn gì cho ai nào đó

Bài liên quan: XH với những khoảnh khắc đầu xuân

Hoinhammit, 6/3/2013

Mới hôm rồi gặp nhau ở nhà XH, mấy ku nhà nhammit cứ nhao lên bình luận về bức hình XH ngồi cùng ngài iu trên thuyền thúng (thực chất là cái săm xe) đã được up lên trong bài "XH và những khoảnh khắc ngày xuân". 


Trong bức hình này có nhiều chi tiết để mọi người chém gió như mặt nước, hàng cây, sắc trời mùa xuân và cả cái xăm xe nhu muốn xịt khói bởi bị hai con người không rõ lãng văn mạn hay liều văng mạng đang ngồi trên. Nhưng có lẽ điểm được nhiều người quan tâm và tranh cãi nhiều nhất là cái ngoái đầu nhìn lại của ku lày.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Tháng Giêng sốt ruột


Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Tết nhứt, người miệt miền tây xưa rày hay chưng mâm trái cây mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài mà đọc trại âm là một ước mơ : cầu vừa đủ xài. Mua được giống đu đủ vàng thì coi như cầu đủ vàng. Thay dừa bằng chùm sung một bước lên cầu xài sung. Năm nay người ta bày bán trái gọi là dư, nói gọi là vì những cây có tên rất rủng rỉnh là phát tài hay kim ngân lượng, đều không phải mớ tên sơ khai của chúng. Trái dư này, biết đâu tụi con nít quê xó nào kêu bằng trái chọi (không ăn được thì để chọi nhau chứ biết làm gì) nhưng thứ chỉ bày chơi đó thay đổi chắc nụi mâm quả Tết. Ước vọng trên đó giờ gọn lỏn như vầy : Cầu Dư.

Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Thầy Ng.V. Nguyên ghé thăm Hoinhammit

Hoinhammit, 4/3/2013
Hôm qua, chủ nhật, ngày 3/3/2013, thầy Nguyễn Văn Nguyên (HT Trường PTTH Nguyễn Huệ) đã ghé thăm và chúc tết Hoinhammit. Tuy không phải là hoạt động chính thức của thầy trong chuyến thăm và làm việc tại phía nam nhưng nó lại là mong mỏi trong tâm tư của thầy và trở nên đặc biệt ý nghĩa, vinh dự với các thành viên của hội. Bi chừ đã cuối tháng giêng, không còn là tết để có thể nói lời chúc mừng năm mới với nhau nhưng thầy trò lâu ngày gặp lại vẫn dành cho nhau tình cảm ấm cúng, vui vẻ và chúc cho nhau những điều tốt đẹp cho một năm mới.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Khí thế ngày 8/3

Hoinhammit, 2/3/2013
Cuối tuần này mấy cu nhammit BD đang mải mê luyện tập tiết mục cho chương trình chầu mờng ngày quốc tế phụ nữ vào tuần sau. Nói chung tinh thần mấy cu rất khí thế khi chuẩn bị chào đón ngày quan trọng nhít trong năm của hội. 
Nhân dịp cuối tuần BBT gửi đến bà con một tiết mục vui vui đã được phát song trong chương trình VN Gót-To-Lòn của VTV, với lị để cho mấy ku nhammit tham khảo thêm cho công tác chuẩn các tiết mục chào mừng.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

K89-92: Mừng thọ các cụ mệ, cụ ông

Bài liên quan: K89-92 gặp mặt đầu xuân Quý Tỵ

Hoinhammit, 3/1/2013
Bà con K89-92 cứ nhao nhao hỏi sao không thấy thông tin chi về chuyện các ku các mẹt nhà ni ăn tết cả. Bởi bà con cũng hành tráng trứng như ai, cũng xôm tụ như ai và đặc biệt cũng còn son sảy lắm lắm mà, sao chẳng thấy hình đâu... huhu...

Ừ thì còn xon xẩy như bà bảy, dẫu đã sắp lên hàng các cụ mệ, cụ ông. Vậy nên vừa rồi được sự nhất trí của TW Hội người cao tuổi Việt Nam, UBMT, cấp ủy và UBND các cấp tổ đã có chủ trương tổ chức hội họp linh đình để đặc cách kết nạp cho một số thành viên K89-92 vào hội người cao tuổi.
Bấm vào đây để đọc tiếp

Tấm Biển Ngu Dốt Ở Bắc Kinh

Tấm biển treo trước cửa nhà hàng Beijing Snacks 
ở Bắc Kinh do Rose Tang chụp. Tấm biển đã gây nên một làn sóng 
căm phẫn và khinh bỉ chủ nhà hàng.

Lời bàn của Nguyễn Văn Tuấn: Câu chuyện tấm biển trước cửa một nhà hàng Beijing Snacks (không phục vụ người Nhật, Philipin, Việt Nam, và Chó) đã gây nên một làn sóng câm phẫn và phản đối. Xin giới thiệu một bài viết về tấm biển kì thị đó. Tác giả bài viết là Ngọc Long, một nghiên cứu sinh ở China. Xin có lời hoan hô và cám ơn tác giả đã chia sẻ bài viết.
 Tại sao ba nước trên được lấy ra làm đối tượng kì thị? Tại vì China đang có tranh chấp về biển đảo với Nhật, Philippines, và Việt Nam. Thật ra, nói “tranh chấp” là thiếu công bằng; phải nói là China tấn công và khiêu khích ba nước đó thì đúng hơn.
Bấm vào đây để đọc tiếp