Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Chuyện bình thường ngày hôm qua (16/12/13)

Hoinhammit, 27/12/2013
1. Chuyện là ngày hôm qua ở Can Lộc- Hà Tiện quê choa xẩy ra một vụ tai nạn làm xe chở hàng ngàn chai bia đổ ào ra đường. Lại bia, cứ nghe bia đổ ra đường là lại nhớ đến "hôi bia", thế mới tài cho dân mình. Chỉ khác là ở Hà Tiện miềng không có cảnh "hôi bia" mà mọi người cùng chia sẻ với người bị nạn. Lập tức người người, nhà nhà còm loạn lên tự hào Hà Tiện quê mềnh nó văn hóa, lịch sự vãi chứ không như mấy nơi xứ người cứ a-lô-xô hôi hám lung từa lưa hột dưa. Vậy là cuối năm tự dưng Hà Tĩnh mình ơi được điểm cộng của cộng đồng mạng.
Nghe sướng thế nhưng nghĩ lại thấy thật lạ kỳ cho cái nước Vịt mình. Một chuyện rất bình thường như cân đường hộp sữa như thế lại trở thành chuyện hơi bị hoành tráng và làm nức lòng người "hâm mộ". Hình như xã hội này toàn những thứ chi chi nên chỉ cần làm một việc tốt cũng đã trở thành điều đáng khâm phục. Hai-da...! Dù sao thì cũng vote cho Hà Tiện một vé. Bà con choa tự sướng đi hey!

2. Cũng ngày hôm qua báo chí đồng loạt loan tin vụ án chặt tay cướp xe SH, một vụ án làm kinh hoàng và chấn động dư luận năm ngoái. Không biết Tòa có ý chọn thời điểm xét xử vụ này vào dịp cuối năm để răn đe những chú đang có máu lạnh và liều nghĩ lại mà gác kiếm nghỉ ngơi ăn tết không chứ vụ này mà ở bên nước anh bạn họ Kim thì lãnh ngay hai băng súng máy và chết xanh cỏ lâu rồi. Kết thúc phiên tòa với án tử cho kẻ cầm đầu, cao hơn một cấp so với đề nghị của Viện kiểm soát đã dấy lên những phản ứng khác nhau nhưng nói chung đa số dân chúng có cảm giác hài lòng.

Mọi người phần lớn đều thấy tội ác quá ghê rợn và lặp đi lặp lại nhiều lần nên "bắn bỏ", "giết", "xử tử"... đồng loạt được hô vang trên các còm. Đương nhiên cái ác thì phải bị trừng trị thôi nhưng thử hỏi việc đồng thanh bắn giết như thế có thực sự tiệt trừ được những mầm mống của cái ác không hay là nó chỉ thể hiện xã hội ni là một xã hội máu lạnh. Có thể trong cơn bức xúc, trước cái ác việc giết một con người đã trở thành chuyện bình thường và được số đông ủng hộ nhằm loại bỏ nhân tố xấu xa đó nhưng quả thực chưa chắc xã hội vì thế mà tốt đẹp hơn và cuộc sống trở này nên tươi đẹp. 

Hãy làm điều gì đó để cuộc sống này, xã hội này tốt đẹp hơn thay vì việc tung hô giết một con người. Ví như hãy chung tay cùng "ÁO ẤM CHO EM" chẳng hạn ... hehe.

4 nhận xét:

  1. Hehe... chú noi rat chi la dung y anh. Chung tay lam viec thien thi se gop phan loai bo cai ac trong xa hoi nay, neu khong lam tu bay gio thi ca the he con cai chung ta se khong duoc song trong yen binh dau chu a. Minh lam viec thien va huong con cai minh, moi nguoi xung quanh cung lam viec thien thi xa hoi se tot dep len

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Tại cái xứ Việt Nam mình đầy rẫy những chuyện tương tự như thế thuộc về ý thức và nhận thức con người còn kém giống như là: đi siêu thị ngày đông người không chịu xếp hàng thứ tự mà cứ chen lấn muốn được tính tiền trước trong khi công bằng thì ai đến trước phải được phục vụ trước. Rồi thì vào công viên chơi và ăn uống xả rác bừa bãi trong khi đó bên cạnh hoăc gần đó đã có thùng rác vậy mà cứ ngang nhiên xả rác ra bãi cỏ, ai nhắc nhở thì còn bảo là đã có người thu gom rác dọn rồi. Rồi thì ngồi xe buýt, xe khách hay xe hơi ăn hay uống gì xong là vứt thẳng xuống đường luôn không ngần ngại. Rồi thì dừng đèn xanh đèn đỏ khi đèn đỏ còn sáng mà nhiều người vẫn chạy ào không chịu chờ đèn xanh, thấy người ta chạy mà dừng lại đèn đỏ có khi còn bị chửi. Rồi thì vào nhà hàng Buffet ăn uống có khi còn chen lân lấy đồ ăn và nói chuyện quá ồn ào...vân vần và còn nhiều hơn thế nữa...
    Những chuyện như nói trên ở Việt Nam thì được coi là bình thường còn làm ngược lại thì lại bị coi là bất bình thường, chính cái bị coi là bât bình thường đó đã làm nên một "hiện tượng lạ" mà lâu lâu mới xảy ra một vài lần ở cái Việt Nam này, trong khi đó ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Úc, hay Châu Á như Nhật, Hàn, Hong Kong, Singapore...thì những chuyện như là bất bình thường ở Việt Nam lại là chuyện quá bình thường ở họ. Vì sao? Là vì chính bản thân của những cá nhân ở nước đó đã tự ý thức được việc tự mình làm ra một việc không tốt sẽ ảnh hưởng đến toàn xã hội, họ ý thức và nhận thức rất rõ về điều này, lý do cũng là vì do họ được giáo dục tính tự lập từ nhỏ nên cái ý thức tự lập tích cực ấy đã ăn sâu vào máu rồi, mỗi người đều có một ý thức tự lập tích cực tự chủ rất cao nên cho dù thấy một người hay nhiều người làm sai điều gì họ cũng không bị lung lay vì cái sai của người khác mà sai theo, cái này ta hay gọi là tâm lý đám đông, không có chủ kiến riêng tích cực thì dễ hùa theo tâm lý và chủ kiến đám đông vì thấy ai cũng làm thế nếu mình không làm giống họ tức là sợ mình làm sai, trong khi chính cái sợ mình làm sai đó mới là cái đúng.

    Trả lờiXóa
  4. (Tiếp nhận xét trước)...Đó là một trong những lý do điển hình để những người nước đó có được những thái độ đó, ngoài ra còn nhiều lý do khác nữa như ý thức cộng đồng được họ ý thức rất rõ mà nó xuất phát từ sự giáo dục của nhà trường, sự giáo dục từ chính gia đình cho những đứa trẻ vừa biết tập nói và tập đi, và cả sự giáo dục của toàn xã hội và việc làm đùng của toàn xã hội đã triệt tiêu cái tiêu cực cá nhân nếu nó nhen nhóm trong một cá nhân nào đó...
    Còn ở Việt Nam thì nhiều khi người có ý thức chính kiến muốn góp ý thì lại không chịu nói vì khi nói ra những điều như là quá bình thường ở những nước bạn mà nói ở Việt Nam thì lại bị coi là bất bình thường...chính vì thế mà nói mấy ai nghe, và khi nói mà mấy ai nghe thì nói làm gì nữa nên nín luôn cho xong, và cứ như thế mãi rồi khi gặp những điều trái mắt thì làm thinh và làm ngơ, mãi rồi thành quen, cái thói quen đó lại làm thành một cái thứ "văn hóa Im Lặng Nhìn và Bỏ Đi".
    Người Việt Nam mình không thua kém người nước khác về nhiều mặt nhưng về mặt "Ý Thức Cá Nhân" thì còn thua xa, lý do này không thể đổ lỗi cho Việt Nam vừa thoát khỏi chiền tranh hay là còn nghèo được mà là do sự "Giáo Dục Ý Thức" từ nhà trường cho những đứa trẻ cho đến sự "Giáo Dục Ý Thức" từ trong gia đình cho mỗi một đứa con, và từ một xã hội thiếu Ý Thức sẽ tác động đến một cá nhân thiếu ý thức theo, trừ phi cá nhân đó có đủ sự tự lập về Ý Thức tích cực.
    Vụ không ai hôi bia ở xứ mình vừa rồi cũng là điều đáng để tự hào (ít nhất thì tính đến thời điểm bây giờ), nhưng mà quá tự hào về những điều như thế thì sẽ tạo nên một hiện tượng khác đó là “tự hào ảo”, đó là hinh thức chứ không phải thực tế, ví như tôi không hôi bia là vì tôi sợ ai đó nhin thấy, chứ nếu không có ai lúc đó thì tôi sẽ hôi bia, vậy thì đây không phải là ý thức tích cực đã ngấm vào tôi mà là tôi đang ảo tưởng để trước mặt mọi người tôi không hôi bia để được khen, như vậy thì ai đó tự hào về tôi là họ đã “tự hào ảo” rồi. Đến khi nào mà chứng kiến những điều tương tự tích cực như trên đã trở nên quá bình thường thì lúc đó mới đáng để tự hào.

    Trả lờiXóa