Mr. PH |
Lời BBT: Mấy ngày nay cả đám nhammit lu bu đủ thứ chuyện, đăc biệt là chương trình "áo ấm cho em" nên chẳng còn quan tâm gì khác. Tối qua đầu cầu Hà Tĩnh trao quà đợt 1 xong ai nấy đều cảm thấy vui vẻ và lâng lâng sướng nên tụm lại lê la uống uống rồi chuyển sang ê a ề à cả đêm... Hứng lên còn đua nhau ca vọng cổ bằng cái giọng trọ trà trọ trẹ nghe rất buồn cười. Cứ thế, "chuyện tình Lan & Điệp", "Hoa mua", "Tình anh bán chiếu"... lai rai, ngòng ngọng ngất ngây trong men rượu và tình bằng hữu.
Chợt nhớ hôm rồi bạn PH (Ku Thủ đô) đầy cảm xúc khi hay tin Đờn Ca Tài Tử được công nhận là di sản văn hóa thế giới đã online ngay trong đêm cho BBT Hoinhammit những dòng miên man của riêng mình về Phương Nam, về Đờn Ca Tài Tử. Quá bận rộn với "áo ấm cho em" cũng như các công việc cuối năm nên BBT giờ mới cập nhật được bài viết này. Cả nhà cùng chia sẻ với Mr.PH nhé !
MIÊN MAN 3
Tin “Đờn ca tài tử” vừa được UNESCO chính
thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại làm tui thổn thức
mấy hôm rùi. Tui nỏ dám khảo cứu khảo kiết chi, chỉ nhặt một đôi dòng ký niệm
về dòng nhạc dân tộc này, tạm gọi là
“Miên man 3”, theo mạch hai lần “miên man” trước:
Buổi trưa tròn
bóng, tiếng ve kêu như ném lửa phượng rực
trời, có đứa trẻ lên năm lên bảy, trên đường về nhà lại dừng chân con dốc, nghển
cổ nghe đài ông láng giềng : “Ba mươi phút dân ca nhạc cổ truyền của Đài tiếng
nói Việt Nam”. Làn điệu cải lương gieo vào tâm hồn thơ trẻ của tui, rồi nảy mầm,
sinh sôi mãnh liệt đến nỗi nó là điệu dân ca duy nhất mà tui mê mẩn, tui yêu thích
đến tận bây giờ.
Một buổi sinh hoạt của hoinhammit có tiết mục "đờn ca tài tử" |
Tui cũng nhớ năm
tui mười hai tuổi, ba tui mua về cái cassette với mỗi hai cái băng nhạc Thu Hiền.
Cái băng thứ hai họ thu từ băng cũ, nên mười phút cuối vẫn còn một trích đoạn cải
lương. Tui nghe đi nghe lại đến thuộc lòng từng lời thoại, mà giờ này đây như vẫn
nghe giai điệu của bài ca Tống biệt: “…Ta đưa tiễn ai, bước lên xe hoa về đâu.
Trông theo dáng ai, bao dòng lệ máu tuôn rơi. Tình đôi nơi....mình đôi nơi.
Người ơi tình ta giờ đôi nơi…”. Mãi sau này có In tơ nẹc, gúc gờ mới biết đó là
vở cải lương “Xin một lần yêu nhau” hay “Âu Thiên Vũ”.
Lời ca vọng cổ
thật giản đơn, “có sao nói zậy”, chứ
không “ý tại ngôn ngoại” như ví dặm quê choa hay quan họ Kinh Bắc. Đến vòng vèo
nhất như “Bánh bông lan” cũng rất đỗi thật thà, chất phác, anh Ba vừa nói ra
thì cô Hai đã hiểu bụng. Giai điệu vọng cổ thường man mác buồn, có cái “sến”, có
cái hờn dỗi, cái cô đơn và cả cái khoáng đạt, mênh mang như đất và người phương
Nam vậy.
Cũng vì mê câu
ca mà tui quá đỗi thân thiết với anh Hai Tây Ninh. Mỗi lần vô SG lại lang thang
khắp quán nghệ sỹ. Rồi biết và mê thêm những “Chợ mới”, “Tình anh bán chiếu”,
hay “Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà”…Rồi quen thêm những kép, những đào vô danh, vì yêu
nghề, vì mê tiếng hát lời ca mà quên đi số phận éo le của đời mình sau ánh đèn
ngọn xanh ngọn đỏ...
“…Nghe tiếng đàn
ai rao sáo câu…”. Hương Thủy đang ca Bạc Liêu hoài cổ đấy. Hồn tui miên man lại
mơ về miền quê xa, nơi nắng ruộm vàng, mênh mông sông nước, gió đưa câu hò ngọt
lịm…”. P.H
Bài viết giàu hình ảnh, sâu sắc
Trả lờiXóaMong chuong trinh phat rong ra nhieu noi nua. Cam on chuong trinh nhat la nhieu
Trả lờiXóaCảm ơn nhiều. Chúc Hội những người “thảo rọt” một Giáng sinh an lành, một năm mới Hạnh phúc và Thành đạt.
Trả lờiXóaHẹn cùng nghe “Di sản” trong một ngày gần.
Rất hân hạnh đón tiếp bạn ở Phương Nam. Gần tết rồi, PH cho thêm mấy cái "miên man" nữa cho nó thành CD Miên Man nhé.
Trả lờiXóa